KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT THÂN RẺ CÂY SÂM CAU Ở TĨNH QUẢNG NGÃI (Trang 42)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ

3.1.1. Độ ẩm của rễ cây sâm cau

Độ ẩm của rễ già:

Bằng phương pháp trọng lượng, độ ẩm của rễ già được đo và trình bày ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm của rễ già tươi

Mẫu m (g) m (g) m (g) W (%) WTB (%) 1 30,270 4,977 32,328 58,650 58,894 2 30,462 5,247 32,573 59,767 3 29,805 5,021 31,872 58,833 4 32,595 5,101 34,690 58,930 5 29,784 5,234 31,967 58,292

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát độ ẩm rễ già khô

Mẫu m (g) m (g) m (g) W (%) WTB (%) 1 30,272 5,011 34,839 8,861 8,845 2 30,462 5,102 35,115 8,800 3 29,823 5,084 34,452 8,950 4 32,613 5,198 37,356 8,753 5 29,796 5,113 34,456 8,860

Nhận xét: Kết quả cho thấy độ ẩm trung bình của thân rễ sâm cau già tươi và khô lần lượt là 58,984% và 8,845%. Độ ẩm trong mẫu nguyên liệu tươi tương đối cao và cao hơn rất nhiều so với độ ẩm trong mẫu khô. Vì vậy,

để hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật, nguyên liệu cần được sấy khô. Như vậy sẽ thuận lợi cho việc bảo quản nguyên liệu trong thời gian dài mà không bị mốc.

Độ ẩm của rễ non:

Bằng phương pháp trọng lượng, độ ẩm của rễ non được đo và thể hiện ở Bảng 3.3 và Bảng 3.4.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát độ ẩm của rễ non tươi

Mẫu m (g) m (g) m (g) W (%) WTB (%) 1 30,270 5,036 31,377 78,018 78,357 2 30,462 5,182 31,585 78,329 3 29,805 5,022 30,877 78,654 4 32,595 5,189 33,714 78,435 5 29,784 5,242 30,919 78,348

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát độ ẩm của rễ non khô

Mẫu m (g) m (g) m (g) W (%) WTB (%) 1 30,278 5,071 34,998 6,922 6,863 2 30,460 5,092 35,209 6,736 3 29,820 5,012 34,486 6,910 4 32,612 5,023 37,293 6,816 5 29,793 5,032 34,476 6,932

Nhận xét: Độ ẩm trung bình của thân rễ sâm cau non tươi và khô lần lượt là 78,357% và 6,863%. Độ ẩm trong mẫu nguyên liệu tươi tương đối cao và cao hơn rất nhiều so với độ ẩm trong mẫu khô. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật, nguyên liệu cần được sấy khô. Như vậy sẽ thuận lợi cho việc bảo quản nguyên liệu trong thời gian dài mà không bị mốc.

3.1.2.Hàm lượng tro trong rễ cây sâm cau

Hàm lượng tro của rễ già:

Bằng phương pháp trọng lượng, hàm lượng tro của thân rễ sâm cau già được đo và thể hiện ở Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát hàm lượng tro trong thân rễ sâm cau già

Mẫu m (g) m (g) m (g) H (%) HTB (%) 1 30,270 35,247 30,395 2,502 2,466 2 30,462 35,709 30,589 2,424 3 29,805 34,826 29,928 2,450 4 32,595 37,696 32,721 2,470 5 29,784 35,018 29,914 2,484

Nhận xét: Hàm lượng tro trung bình của thân rễ sâm cau già là 2,466%. Đây là hàm lượng các chất vô cơ không bay hơi tồn tại trong rễ cây sâm cau. Từ Bảng 3.5 cho thấy trong thân rễ sâm cau già chứa một lượng các chất vô cơ, trong đó có thể có mặt muối của một số kim loại. Do điều kiện thổ nhưỡng ở những vùng khác nhau, thành phần các chất vô cơ trong cây sẽ khác nhau.

Hàm lượng tro của rễ non:

Bằng phương pháp trọng lượng, hàm lượng tro của thân rễ sâm cau non được đo và thể hiện ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát hàm lượng tro trong thân rễ sâm cau non

Mẫu m(g) m(g) m(g) H (%) HTB (%) 1 30,278 34,998 30,426 3,136 2,993 2 30,460 35,209 30,593 2,801 3 29,820 34,486 29,964 3,086 4 32,612 37,293 32,749 2,930 5 29,793 34,476 29,934 3,013

Nhận xét: Hàm lượng tro trung bình của thân rễ sâm cau non là 2,993%. Từ Bảng 3.6 cho thấy trong thân rễ sâm cau non chứa một lượng các chất vô cơ, trong đó có thể có mặt muối của một số kim loại.

3.1.3.Hàm lượng kim loại trong rễ cây sâm cau

Hàm lượng kim loại trong rễ già:

Hàm lượng một số kim loại trong thân rễ sâm cau già được xác định bằng phương pháp đo AAS. Kết quả được tổng hợp ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát hàm lượng kim loại trong thân rễ sâm cau già

Mẫu Tên kim loại Phương pháp thử Hàm lượng (mg/l) Kết quả (mg/kg) Hàm lượng cho phép (mg/kg) 1 Hg TCVN 6626: 2000 0 0 01 2 As TCVN 6193:1996 0,0071 0,1180 01 3 Cu TCVN 6626: 2000 0,1400 2,3210 30 4 Pb TCVN 6626: 2000 0,1200 0,1190 02 5 Cd TCVN 6626: 2000 0,0002 0,0039 01 6 Zn TCVN 6626: 2000 0,8100 18,4330 40

Nhận xét: Căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho thực phẩm (theo quyết định của bộ y tế số 505/BYT-QĐ ngày 13 tháng 4 năm 1992) về hàm lượng kim loại nặng tối đa cho phép trong rau quả sấy khô, cho thấy hàm lượng kim loại nặng có trong thân rễ sâm cau già từ kết quả thực nghiệm ở Bảng 3.7 thấp hơn nhiều so với hàm lượng tối đa cho phép. Đây là hàm lượng an toàn, không gây hại cho cơ thể. Vì vậy có thể sử dụng thân rễ sâm cau già trong dược liệu, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Hàm lượng kim loại trong rễ non:

phương pháp đo AAS. Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng được tổng hợp ở Bảng 3.8. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá việc sử dụng rễ cây sâm cau làm dược liệu có an toàn hay không. Vì nguyên liệu có thể bị nhiễm một số kim loại gây hại cho cơ thể con người từ môi trường đất, nước,…

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát hàm lượng kim loại trong thân rễ sâm cau non

Mẫu Tên kim loại Phương pháp thử Hàm lượng (mg/l) Kết quả (mg/kg) Hàm lượng cho phép (mg/kg) 1 Hg TCVN 6626: 2000 0 0 01 2 As TCVN 6193:1996 0,0070 0,1160 01 3 Cu TCVN 6626: 2000 0,1700 2,8180 30 4 Pb TCVN 6626: 2000 0,1600 0,1590 02 5 Cd TCVN 6626: 2000 0,0024 0,0042 01 6 Zn TCVN 6626: 2000 0,8300 13,7640 40

Nhận xét: Căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho thực phẩm (theo quyết định của bộ y tế số 505/BYT-QĐ ngày 13 tháng 4 năm 1992) về hàm lượng kim loại nặng tối đa cho phép trong rau quả sấy khô, cho thấy hàm lượng kim loại nặng có trong thân rễ sâm cau non thấp hơn nhiều so với hàm lượng tối đa cho phép. Đây là hàm lượng an toàn, không gây hại cho cơ thể. Do đó trong dược liệu, có thể sử dụng an toàn thân rễ sâm cau non và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỜI GIAN CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN TRONG DỊCH CHIẾT RỄ CÂY SÂM CAU THÀNH PHẦN TRONG DỊCH CHIẾT RỄ CÂY SÂM CAU

3.2.1.Chiết rễ già với dung môi n-hexan

Khảo sát thời gian chiết với dung môi n–hexan

thành bột. Sau đó, tiến hành chiết soxhlet 5 mẫu bột rễ non với dung môi n- hexan trong những khoảng thời gian khác nhau theo mục 2.2.6 được các mẫu chiết như Hình 3.1. Kết quả xác định % khối lượng cao chiết được ghi lại ở Bảng 3.9.

Hình 3.1. Dịch chiết n-hexan thân rễ sâm cau già ở các thời gian khác nhau Bảng 3.9. Kết quả khảo sát thời gian chiết rễ già với dung môi n-hexan

Mẫu m(g) Thời gian(h) V (ml) m1 (g) m2(g) m3 (g) mchất tan (g) % cao chiết M1 9.938 8 50 27,867 60,922 60,787 0,135 1,358 M2 10.002 10 50 27,867 61,062 60,787 0,275 2,749 M3 9.978 12 50 27,867 61,294 60,787 0,507 5,081 M4 10.166 14 50 27,867 61,369 60,787 0,582 5,725 M5 10.099 16 50 27,867 61,355 60,787 0,568 5,624

Nhận xét: Kết quả Bảng 3.9 cho thấy khi chiết soxhlet bột thân rễ sâm cau già với dung môi n- hexan ở nhiệt độ sôi của dung môi trong thời gian là 14 giờ thì khối lượng cao chiết thu được là lớn nhất. Vậy 14 giờ là thời gian

chiết tốt nhất của dung môi n- hexan.

Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết rễ già với dung môi n-hexan

Hình 3.2. Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau già với n-hexan

Tiến hành chiết soxhlet nguyên liệu với dung môi n-hexan trong thời gian tối ưu đã được xác định là 14 giờ. Dịch chiết có màu vàng đậm như trong Hình 3.9. Dịch chiết thu được, đem cô quay đuổi dung môi, để nguội và lọc 3 lần đến khi không còn thấy cặn thì cho mẫu vào ống lấy mẫu gửi đo GC-MS ở phòng phân tích ở Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 số 02 Ngô Quyền, thành phố Đà Nẵng. Kết quả định danh được thể hiện trên sắc kí đồ Hình 3.2. Từ kết quả thu được trên sắc kí đồ GC-MS, so sánh các dữ kiện phổ của các cấu tử với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện NIST, ta được Bảng 3.10 định danh một số cấu tử trong dịch chiết n-hexan.

Bảng 3.10. Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung môi n-hexan của rễ sâm cau già

STT RT Area% Tên CTCT 1 29,743 6,21 n-hexadecanoic acid 2 35,818 2,15 octadecanoic acid 89,66 Thành phần không định danh

Nhận xét: Từ kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy phương pháp GC-MS đã định danh được 2 cấu tử trong dịch chiết n-hexan từ rễ sâm cau già. Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexan chủ yếu các acid mạch dài 6-18C là n- hexadecanoic acid, octadecanoic acid. Còn lại 89,66% các cấu tử không định danh.

Dịch chiết n-hexan chứa số cấu tử có ứng dụng nhiều trong đời sống như n-hexadecanoic acid được sử dụng trong sản xuất xà phòng, mĩ phẩm và là nguyên liệu dùng để tổng hợp lên một loại thuốc chống tâm thần phân liệt paliperidone.

3.2.2. Chiết rễ già với dung môi etyl axetat

Khảo sát thời gian chiết với dung môi etyl axetat

Nguyên liệu tươi sau khi thu hoạch được rửa sạch, cắt lát, sấy khô, xay thành bột. Sau đó, tiến hành chiết soxhlet 5 mẫu bột rễ non với dung môi etyl axetat trong những khoảng thời gian khác nhau theo mục 2.2.6 được các mẫu chiết như Hình 3.3. Kết quả xác định % khối lượng cao chiết được ghi lại ở Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát thời gian chiết rễ già với dung môi etyl axetat Mẫu m(g) Thời gian(h) V (ml) m1 (g) m2(g) m3 m chấttan (g) % cao chiết M1 9.886 8 50 27,867 66,522 66,297 0,225 2,276 M2 10.748 10 50 27,867 66,662 66,297 0,365 3,396 M3 10.019 12 50 27,867 66,774 66,297 0,477 4,761 M4 9.996 14 50 27,867 66,768 66,297 0,471 4,712 M5 10.442 16 50 27,867 66,709 66,297 0,412 3,946

Nhận xét: Từ kết quả ở Bảng 3.11 cho thấy giá trị % chất chiết tăng dần khi tăng thời gian chiết trong khoảng từ 8h – 12h. Điều này chứng tỏ lượng chất chiết được tăng theo thời gian. Khi tiếp tục tăng thời gian chiết từ 14h trở đi, khối lượng cao chiết có giảm nhẹ. Hiện tượng này có thể do quá trình hòa tan các chất trong nguyên liệu vào dung môi kém dần và quá trình bay hơi tăng lên nên khối lượng sản phẩm chiết giảm. Do đó, thời gian chiết với dung môi etyl axetat thích hợp nhất được chọn là 12h tương ứng với mẫu M3.

Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết rễ già với dung môi etyl axetat

Tiến hành chiết soxhlet nguyên liệu với dung môi etyl axetat trong thời gian tối ưu đã được xác định là 12h. Dịch chiết có màu cam đậm như trong Hình 3.9. Dịch chiết thu được, đem cô quay đuổi dung môi, để nguội và lọc 3 lần đến khi không còn thấy cặn thì cho mẫu vào ống lấy mẫu gửi đo GC-MS ở phòng phân tích ở Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 số 02 Ngô Quyền, thành phố Đà Nẵng. Kết quả định danh được thể hiện trên sắc kí đồ Hình 3.4. Từ kết quả thu được trên sắc kí đồ GC-MS, so sánh các dữ kiện phổ của các cấu tử với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện NIST, ta được Bảng 3.12 định danh một số cấu tử trong dịch chiết etyl axetat.

Hình 3.4. Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau già với etyl axetat

Nhận xét: Từ kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy phương pháp GC-MS đã định danh được 3 cấu tử trong dịch chiết etyl axetat từ rễ sâm cau già. Thành

phần hóa học trong dịch chiết n-hexan chủ yếu các acid mạch dài 6-18C. Các cấu tử có hàm lượng cao là n-hexadecanoic acid, octadecanoic acid. Cấu tử còn lại đều có hàm lượng thấp là 2-propenal, 3-phenyl-. Còn lại 90,65% các cấu tử chưa định danh được.

Dịch chiết etyl axetat chứa số cấu tử có ứng dụng nhiều trong đời sốn như n-hexadecanoic acid được sử dụng trong sản xuất xà phòng, mĩ phẩm và là nguyên liệu dùng để tổng hợp lên một loại thuốc chống tâm thần phân liệt paliperidone.

Bảng 3.12. Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung môi etyl axetat của rễ sâm cau già

ST T RT Area % Tên CTCT 1 12,094 0,09 2-propenal, 3- phenyl- 2 29,871 6,64 n-hexadecanoic acid 3 35,985 2,62 octadecanoic acid 90,65 Thành phần không định danh

3.2.3. Chiết rễ già với dung môi metanol

Khảo sát thời gian chiết với dung môi metanol

Tiến hành chiết soxhlet trong những khoảng thời gian khác nhau theo mục 2.2.6 được các mẫu cao chiết như Hình 3.5. Kết quả xác định % khối lượng cao chiết được ghi lại ở Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả khảo sát thời gian chiết rễ già với dung môi metanol Mẫu m(g) Thời gian(h) V (ml) m1 (g) m2(g) m3 (g) mchấttan (g) % cao chiết M1 10.266 8 50 27,867 67,916 67,732 0,184 1,792 M2 10.000 10 50 27,867 68,045 67,732 0,313 3,130 M3 10.055 12 50 27,867 68,258 67,732 0,526 5,231 M4 9.967 14 50 27,867 68,399 67,732 0,667 6,692 M5 10.004 16 50 27,867 68,319 67,732 0,587 5,868

Nhận xét: Từ kết quả ở Bảng 3.13 cho thấy giá trị % chất chiết tăng dần khi chiết trong khoảng thời gian từ 8h – 14h, chứng tỏ lượng chất chiết được tăng theo thời gian. Từ 14h trở đi, giá trị % cao chiết có giảm. Do đó, thời gian chiết tối ưu được chọn là 14h tương ứng với mẫu M4.

Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết rễ già với dung môi metanol

Tiến hành chiết soxhlet nguyên liệu với dung môi metanol trong thời gian tối ưu đã được xác định là 14h. Dịch chiết có màu nâu sẫm như Hình 3.9. Dịch chiết thu được, đem cô quay đuổi dung môi, để nguội và lọc 3 lần đến khi không còn thấy cặn thì cho mẫu vào ống lấy mẫu gửi đo GC-MS ở phòng phân tích ở Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 số 02 Ngô Quyền, thành phố Đà Nẵng. Kết quả định danh được thể hiện trên sắc kí đồ Hình 3.6. Từ kết quả thu được trên sắc kí đồ GC-MS, so sánh các dữ kiện phổ của các cấu tử với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện NIST, ta được Bảng 3.14 định danh một số cấu tử trong dịch chiết metanol.

Hình 3.6. Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau già với metanol

Nhận xét: Từ kết quả ở Bảng 3.14 cho thấy phương pháp GC-MS đã định danh được cấu tử trong dịch chiết metanol từ rễ sâm cau già. Thành phần

hóa học trong dịch chiết metanol chủ yếu các hợp chất furan. Các cấu tử có hàm lượng cao là 2Furfural, 4H-Pyran-4-one,2,3-dihidroxy-6-methyl-. Cấu tử còn lại đều có hàm lượng thấp là 2-furanmethanol,n-hexadecanoic acid. Còn lại 86,19% các cấu tử không định danh.

Dịch chiết metanol chứa số cấu tử có ứng dụng nhiều trong đời sống như n-hexadecanoic acid được sử dụng trong sản xuất xà phòng, mĩ phẩm và là nguyên liệu dùng để tổng hợp lên một loại thuốc chống tâm thần phân liệt paliperidone. Ngoài ra còn có chất có hoạt tính sinh học cao như 4H-Pyran-4- one,2,3-dihidroxy-6-methyl- là một chất có tính chống oxi hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó trong dịch chiết còn có Furfural là chất có độc tính.

Bảng 3.14. Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung môi metanol của rễ sâm cau già

STT RT Area% Tên CTCT 1 3,561 3,24 Furfural 2 3,914 1,00 2-furanmethanol 3 9,534 6,31 4H-Pyran-4-one,2,3- dihidroxy-6-methyl- 4 29,685 3,26 n-hexadecanoic acid

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT THÂN RẺ CÂY SÂM CAU Ở TĨNH QUẢNG NGÃI (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)