7. Cấu trúc của luận văn
3.2.7. Chiết rễ non với dung môi metanol
Khảo sát thời gian chiết với dung môi metanol
Tiến hành chiết soxhlet trong những khoảng thời gian khác nhau theo mục 2.2.6 được các mẫu chiết như Hình 3.14. Kết quả xác định % khối lượng chất chiết được ghi lại ở Bảng 3.21.
Bảng 3.21. Kết quả khảo sát thời gian chiết rễ non với dung môi methanol
Mẫu m(g) Thời gian(h) V (ml) m1 (g) m2 (g) m3 (g) mchất tan (g) % cao chiết M1 10,345 8 50 27,867 67,972 67,732 0,240 2,320 M2 10,192 10 50 27,867 68,102 67,732 0,370 3,630 M3 9,977 12 50 27,867 68,285 67,732 0,553 5,543 M4 9,899 14 50 27,867 68,344 67,732 0,612 6,182 M5 10,566 16 50 27,867 68,345 67,732 0,613 5,802
Nhận xét:Từ kết quả ở Bảng 3.21 cho thấy giá trị % chất chiết tăng dần khi chiết trong khoảng thời gian từ 8h – 14h, chứng tỏ lượng chất chiết được tăng theo thời gian. Từ 14h trở đi, giá trị % chất có giảm. Do đó, thời gian chiết tối ưu được chọn là 14h tương ứng với mẫu M4.
Hình 3.14. Dịch chiết rễ non với dung môi metanol ở các thời gian khác nhau
Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết rễ non với dung môi metanol
Tiến hành chiết soxhlet nguyên liệu với dung môi metanol trong thời gian tối ưu đã được xác định là 14h. Dịch chiết có màu da cam như Hình 3.18. Dịch chiết thu được, đem cô quay đuổi dung môi, để nguội và lọc 3 lần đến khi không còn thấy cặn thì cho mẫu vào ống lấy mẫu gửi đo GC-MS ở phòng phân tích ở Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 số 02 Ngô Quyền, thành phố Đà Nẵng. Kết quả định danh được thể hiện trên sắc kí đồ Hình 3.15. Từ kết quả thu được trên sắc kí đồ GC-MS, so sánh các dữ kiện phổ của các cấu tử với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện NIST, ta được Bảng 3.22 định danh một số cấu tử trong dịch chiếtmetanol.
Bảng 3.22. Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung môi metanol của rễ sâm cau non
STT RT Area % Tên CTCT 1 3,581 2,09 Furfural 2 3,940 0,27 2-furanmethanol 3 9,451 4,00 4H-Pyran-4-one,2,3- dihidroxy-6-methyl- 4 11,472 32,60 2-Furancarboxaldehyde, 5-(hydroxymethyl)- 5 29,672 4,63 n-hexadecanoic acid 56,41 Thành phần không định danh
Nhận xét: Từ kết quả ở Bảng 3.22 cho thấy phương pháp GC-MS đã định danh được 5 cấu tử trong dịch chiết metanol từ rễ sâm cau non. Thành phần hóa học trong dịch chiết metanol chủ yếu các hợp chất furan. Các cấu tử có hàm lượng cao là 2-Furancarboxaldehyde, 5-(hydroxymethyl)-, n-hexadecanoic acid. Cấu tử còn lại đều có hàm lượng thấp là 2Furfural, 2-furanmethanol, 4H-Pyran- 4-one,2,3-dihidroxy-6-methyl-. Còn lại 56,41% các cấu tửkhông định danh.
Dịch chiết metanolchứa số cấu tử có ứng dụng nhiều trong đời sống như n-hexadecanoic acid được sử dụng trong sản xuất xà phòng, mĩ phẩm và là nguyên liệu dùng để tổng hợp lên một loại thuốc chống tâm thần phân liệt paliperidone. Ngoài ra còn có chất có hoạt tính sinh học cao như 4H-Pyran-4- one,2,3-dihidroxy-6-methyl- là một chất có tính chống oxi hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó trong dịch chiết còn có Furfural và 2-Furancarboxaldehyde, 5- (hydroxymethyl)- là những chất có độc tính.
Hình 3.15. Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau non với methanol