Chiết rễ già với dung môi n-hexan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT THÂN RẺ CÂY SÂM CAU Ở TĨNH QUẢNG NGÃI (Trang 46 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Chiết rễ già với dung môi n-hexan

Khảo sát thời gian chiết với dung môi n–hexan

thành bột. Sau đó, tiến hành chiết soxhlet 5 mẫu bột rễ non với dung môi n- hexan trong những khoảng thời gian khác nhau theo mục 2.2.6 được các mẫu chiết như Hình 3.1. Kết quả xác định % khối lượng cao chiết được ghi lại ở Bảng 3.9.

Hình 3.1. Dịch chiết n-hexan thân rễ sâm cau già ở các thời gian khác nhau Bảng 3.9. Kết quả khảo sát thời gian chiết rễ già với dung môi n-hexan

Mẫu m(g) Thời gian(h) V (ml) m1 (g) m2(g) m3 (g) mchất tan (g) % cao chiết M1 9.938 8 50 27,867 60,922 60,787 0,135 1,358 M2 10.002 10 50 27,867 61,062 60,787 0,275 2,749 M3 9.978 12 50 27,867 61,294 60,787 0,507 5,081 M4 10.166 14 50 27,867 61,369 60,787 0,582 5,725 M5 10.099 16 50 27,867 61,355 60,787 0,568 5,624

Nhận xét: Kết quả Bảng 3.9 cho thấy khi chiết soxhlet bột thân rễ sâm cau già với dung môi n- hexan ở nhiệt độ sôi của dung môi trong thời gian là 14 giờ thì khối lượng cao chiết thu được là lớn nhất. Vậy 14 giờ là thời gian

chiết tốt nhất của dung môi n- hexan.

Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết rễ già với dung môi n-hexan

Hình 3.2. Sắc kí đồ GC-MS của dịch chiết rễ sâm cau già với n-hexan

Tiến hành chiết soxhlet nguyên liệu với dung môi n-hexan trong thời gian tối ưu đã được xác định là 14 giờ. Dịch chiết có màu vàng đậm như trong Hình 3.9. Dịch chiết thu được, đem cô quay đuổi dung môi, để nguội và lọc 3 lần đến khi không còn thấy cặn thì cho mẫu vào ống lấy mẫu gửi đo GC-MS ở phòng phân tích ở Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 số 02 Ngô Quyền, thành phố Đà Nẵng. Kết quả định danh được thể hiện trên sắc kí đồ Hình 3.2. Từ kết quả thu được trên sắc kí đồ GC-MS, so sánh các dữ kiện phổ của các cấu tử với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện NIST, ta được Bảng 3.10 định danh một số cấu tử trong dịch chiết n-hexan.

Bảng 3.10. Bảng định danh các cấu tử của dịch chiết với dung môi n-hexan của rễ sâm cau già

STT RT Area% Tên CTCT 1 29,743 6,21 n-hexadecanoic acid 2 35,818 2,15 octadecanoic acid 89,66 Thành phần không định danh

Nhận xét: Từ kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy phương pháp GC-MS đã định danh được 2 cấu tử trong dịch chiết n-hexan từ rễ sâm cau già. Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexan chủ yếu các acid mạch dài 6-18C là n- hexadecanoic acid, octadecanoic acid. Còn lại 89,66% các cấu tử không định danh.

Dịch chiết n-hexan chứa số cấu tử có ứng dụng nhiều trong đời sống như n-hexadecanoic acid được sử dụng trong sản xuất xà phòng, mĩ phẩm và là nguyên liệu dùng để tổng hợp lên một loại thuốc chống tâm thần phân liệt paliperidone.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT THÂN RẺ CÂY SÂM CAU Ở TĨNH QUẢNG NGÃI (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)