Kinh nghiệm hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục của một số nước

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 29 - 36)

8. Kết cấu của đề tài

1.4. Kinh nghiệm hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục của một số nước

nước trên thế giới

Quấy rối tình dục là một hành vi đã tồn tại từ lâu trong xã hội. Nhưng lúc đầu nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục chỉ được xác định là nữ giới, do nữ giới là nhóm dễ bị tổn thương và dễ tấn công tình dục nhất. Đặc biệt lao động nữ từ xưa đã phải đối mặt với các hành vi quấy rối tình dục tiềm ẩn trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, chưa có pháp luật điều chỉnh về vấn đề này trên thế giới, cho đến khi phụ nữ Mỹ đấu tranh yêu cầu công nhận hành vi quấy rối tình dục là hành vi phân biệt đối xử về giới theo pháp luật liên bang chống phân biệt đối xử vào những năm 1970 (Deirdre McCann (2005): Sexual harassment at

work: National and International responses, Durham University). Từ đó “hành

vi quấy rối tình dục” được pháp luật nhiều nước trên thế giới ghi nhận.

Về sau, các nhà làm luật trên thế giới đã xác định nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục không chỉ là nữ giới mà đa dạng về giới và độ tuổi, QRTD là một hình thức phân biệt đối xử về giới ở mức độ nghiêm trọng mang tính tình dục và vi phạm về nhân quyền. Các quốc gia đã ban hành pháp luật loại bỏ hành vi quấy rối tình dục trên nhiều lĩnh vực: lao động, hành chính, dân sự, hình sự, bao gồm các quy định về chống quấy rối tình dục, các hình thức xử lý vi phạm nhằm bảo vệ và ngăn chặn tấn công về giới.

Có khoảng 50 quốc gia quy định về cấm quấy rối tình dục ở cấp độ quốc gia hoặc liên bang và số lượng ngày càng tăng. Tính từ năm 1995 đến năm 2016 có ít nhất 35 quốc gia ban hành luật chống quấy rối tình dục. Một số quốc gia điều chỉnh thông qua Luật bình đẳng giới hoặc luật chống phân biệt đối xử. Nhiều quốc gia khác điều chỉnh quấy rối tình dục bằng luật hình sự: Bangladesh,

Costa Rica, Mauritius, Tây Ban Nha, Siri Lanka, Cộng hòa Tanzania, Venezuela, Thụy Điển, Anh, Pháp,… Ngoài ra, ở một số nước quấy rối tình dục được quy định bởi nhiều ngành luật: Quấy rối tình dục bị cấm theo luật lao động và pháp luật về quyền con người (Canada, New Zealand,…); hoặc theo pháp luật hình sự và pháp luật lao động (Hà Lan). [8]

Tội phạm QRTD đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận vào hệ thống pháp luật của mình, trong đó đặc biệt là Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thì chúng tôi chọn điển hình một vài quốc gia đã hình sự hóa hành vi QRTD và đã đạt được thành tựu trong quá trình áp dụng:

Thứ nhất, kinh nghiệm hình sự hóa hành vi QRTD của Thụy Điển

Luật Hình sự Thụy Điển quy định tội quấy rối tình dục tại Điều 10: “

Đụng chạm một cách dâm ô vào thân thể trẻ em dưới 15 tuổi hoặc dụ dỗ hoặc thực hiện hoặc để cho người phạm tội thực hiện một hành vi liên quan đến tình dục (Không phải là những hành vi tình dục đã quy định tại các tội khác); hoặc phô bài cơ thể của mình trước người khác theo cách mà có thể gây sự phản cảm cho họ hoặc bằng lời nói hay hành vi mang tính chất xâm phạm quyền bất khả

xâm phạm về tình dục của người đó” [5] . Quy định trên đã đưa ra được 2 yếu

tố: Mội là, đưa ra được các hình thức thể hiện của hành vi QRTD là hành vi

“đụng chạm một cách dâm ô”, “dụ dỗ”,“hành vi liên quan đến tình dục (không

phải là những hành vi tình dục đã được quy định tại các tội khác)”,“phô bày cơ

thể”,“lời nói hay hành vi mang tính chất xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về

tình dục”. Hai là, thể hiện được nạn nhân bị QRTD phải chịu sự khó chịu, sự

không tôn trọng của người thực hiện hành vi, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục và không có được sự đồng thuận của nạn nhân.

Thứ hai, kinh nghiệm hình sự hóa hành vi QRTD của Mỹ

Mỹ là quốc gia có quy định chặt chẽ các tội có liên quan đến hành vi quấy rối và lạm dụng tình dục. Theo trang Web của Đại học Brandeis (Mỹ), xuất phát điểm của việc xử phạt quấy rối tình dục nằm ở khoản VII của Đạo luật Nhân

quyền được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1964, nhưng phải đến những năm 1970, phụ nữ Mỹ đấu tranh yêu cầu công nhận hành vi quấy rối tình dục là hành vi phân biệt đối xử về giới theo pháp luật liên bang chống phân biệt đối xử, Đạo Luật nhân quyền được bổ sung quy định về QRTD. Đây là một trong số nhiều tội danh hình sự trong Bộ luật Quyền công dân Liên bang năm 1964 của Mỹ. Những người có hành vi tán tỉnh mà không có sự đồng ý của đối tượng, dùng lời lẽ dâm ô với người đồng giới, đề cập đến các vấn đề liên quan đến tình dục mà làm ảnh hưởng đến người khác,... đều có thể phải ra tòa. Mức bồi thường thiệt hại tối đa là 300.000 USD. Theo Đạo luật Quyền công dân Liên bang năm 1964 của Mỹ thì quấy rối tình dục là một trong các hình thức phân biệt giới tính. Tuy nhiên đạo luật này chỉ nhắc đến các biểu hiện tương tự quấy rối tình dục trong mục

"phân biệt giới tính".

Có hai dạng quấy rối tình dục: Quấy rối tình dục có điều kiện trao đổi, tức là người sử dụng hoặc quản lý lao động căn cứ phản ứng của người lao động đối với hành vi quấy rối tình dục để nâng đỡ hoặc trù úm trong công việc. Quấy rối

tình dục trong môi trường làm việc không thân thiện, môi trường làm việc được

xem như không thân thiện khi hành vi quấy rối tình dục trở nên phổ biến, lặp đi lặp lại và nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến công việc của người bị quấy rối. Trong những trường hợp nêu trên, nạn nhân có thể kiện ra tòa và phải chứng minh bị tổn thương. Nhưng không cần chứng minh cụ thể hành vi quấy rối tình dục vì trong thực tế, người quấy rối tình dục thường nói bóng gió, ít khi nói thẳng hoặc ngụy biện, lấp liếm hành vi quấy rối tình dục.

Năm 1986, Tòa án tối cao Mỹ đưa "quấy rối tình dục" vào tội danh phân biệt giới tính. Khi ấy cá nhân có thể bị buộc tội quấy rối tình dục ngay cả khi người bị xâm hại "đồng ý" với tâm thế "phục tùng", "không chào đón"... Nghĩa là người bị quấy rối không thể phản kháng do những lý do khác nhau dù bản thân họ không mong muốn bị quấy rối.

nhất trí rằng việc "quấy rối tình dục" cũng được xét tới trong mối quan hệ của những người nam giới với nhau, một tiền đề cho tội "quấy rối tình dục" của những người đồng giới sau này.

Tòa án Mỹ quy định:

- Cư xử thân thiện là hành vi vi giao tiếp tự phát sinh và tự nhiên giữa các cá nhân quan tâm lẫn nhau. Trong đó bao gồm các hành vi đụng chạm, vỗ vai hay ôm nhau mà các bên đều bằng lòng tiếp nhận.

- Tán tỉnh là cách cư xử tự nhiên giữa các cá nhân đang quyến rũ nhau. Hai bên đều sẵn lòng tiếp nhận và hành vi tán tỉnh không gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc. Tán tỉnh sẽ trở thành hành vi quấy rối tình dục nếu một phía không tiếp nhận hoặc gây ảnh hưởng đến công việc.

- Nói đùa liên quan đến tình dục có thể tạo ra môi trường làm việc không thân thiện nếu hành vi này diễn ra thường xuyên, gây khó chịu cho người khác và tác động xấu đến công việc.

Đạo luật Quyền công dân Liên bang của Mỹ cho phép nạn nhân bị quấy rối tình dục yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về các khoản tiền lương, tiền phúc lợi bị mất, chi phí thuê luật sư, chi phí trả cho giám định viên, chi phí điều trị y tế. Tiền bồi thường thiệt hại hạn chế ở mức tối đa 300.000 USD. Nạn nhân cũng có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại theo các quy định dân sự, liên quan đến bồi thường danh dự, bồi thường thiệt hại tinh thần. Chủ doanh nghiệp, cơ quan cũng có thể bị quy trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng quấy rối tình dục trong các trường hợp sau: hành vi quấy rối tình dục liên quan đến công việc, hành vi quấy rối tình dục không thuộc phạm vi công việc nhưng người chủ không có biện pháp khắc phục, chủ lao động tiếp tục sử dụng một nhân viên trong khi đã biết người này có tật xấu quấy rối tình dục người khác. Ngoài ra, nạn nhân còn có thể đòi bồi thường về các tội như sau: tội hành hung hay bạo hành nếu người quấy rối tình dục gây thương tích cho nạn nhân trong khi đụng chạm, vuốt ve…; tội phỉ báng nếu người quấy rối tình dục dùng lời lẽ phỉ báng làm mất danh dự nạn

nhân; tội xâm phạm đời tư nếu người quấy rối tình dục xâm phạm đời tư cá nhân; tội làm tổn hại đến công việc người khác nếu người quấy rối tình dục cố ý sử dụng các hành vi quấy rối để gây thiệt hại đến công việc của nạn nhân [19].

Thứ ba, kinh nghiệm hình sự hóa hành vi QRTD của Pháp

Pháp cũng là một nước tiêu biểu cho việc chống hiện tượng quấy rối tình dục. Tệ nạn quấy rối tình dục ở Pháp theo thời gian ngày càng nghiêm trọng cần pháp luật quản lý. Trong lịch sử lập pháp của Pháp đã tồn tại các điều khoản về tội quấy rối tình dục. Tội quấy rối tình dục trước đây đã từng được đưa vào BLHS Pháp năm 1992 và được xác định bởi “hành vi quấy rối người khác bằng cách sử dụng những mệnh lệnh, lời đe dọa và ép buộc với mục đích đạt được

quan hệ tình dục”. Năm 1998, một đạo luật của Pháp đã có quy định về tội quấy

rối tình dục, song sau đó được sửa đổi vì lý do quy định không rõ ràng. Với việc không thể xác định rõ được tội phạm quấy rối tình dục nên trên thực tế, tội này không thể được xác định cụ thể kéo theo nhiều án treo. Tuy nhiên, văn bản được đệ trình ngày 13/06/2012 sẽ đưa ra hai trường hợp liên quan: trường hợp mà một người có “hành động, lời nói và cử chỉ theo nghĩa tình dục” được xác định theo cách lặp đi lặp lại, có thể phải lĩnh 1 năm tù giam; và trường hợp mà một người thực hiện hành vi theo kiểu “chuyên nghiệp” để đạt được quan hệ tình dục, thì phải chịu hình phạt 3 năm tù giam. [33]

Thứ tư, kinh nghiệm hình sự hóa hành vi QRTD của một số quốc gia khác Ngoài các quốc gia đã được đề cấp đến ở phần nội dụng trên, chúng tôi cũng đã tham khảo trên nhiều nguồn tài liệu khác về các quốc gia khác cũng như các quy định pháp luật hình sự của họ và sự thành công khi áp dụng pháp luật vào cuộc sống như ở Thụy Sỹ, pháp luật Thụy Sỹ khẳng định coi QRTD là

“hành vi xâm hại tình dục nguy hiểm cần được phòng chống, ngăn ngừa trong

cuộc sống.” Tại Ấn Độ mức phạt cao nhất cho hành vi này là 1 năm. Iceland mới

quy định về “hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc” vào BLHS chứ chưa

đưa “hành vi quấy rối tình dục” chung. Cụ thể, người nào dùng quyền lực trong

công việc để ép cấp dưới quan hệ tình dục sẽ bị phạt tù cao nhất đến 3 năm. Các hình thức quấy rối tình dục khác có án phạt tù mức cao nhất 2 năm. Theo luật

Malaysia, bất kỳ ai xúc phạm phẩm giá phụ nữ bằng lời lẽ cử chỉ hay phô bày đồ vật với ý định để người phụ nữ đó nghe và thấy lời nói, cử chỉ hay đồ vật này sẽ bị phạt tù mức cao nhất là 5 năm hoặc bị phạt tiền hoặc cả hai [19]. Hình phạt cho hành vi này ở Philipines sẽ bị phạt tù từ 1 đến 6 tháng; hoặc bị phạt 200-400 USD, hay cả hai đối với người có hành vi quấy rối tình dục. Quấy rối tình dục ở Anh được định nghĩa “là một sự xúc phạm đối với một cá nhân hoặc cố ý chạm

vào người khác mà không được sự cho phép của họ”. Bất cứ dạng tiếp xúc tình

dục nào đi ngược lại với nguyện vọng của nạn nhân đều được coi là quấy rối tình dục. Những người phạm tội quấy rối tình dục tại Anh có thể đối mặt với hình phạt lên tới 10 năm tù. Ngoài ra, các quốc gia hình sự hóa còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,… [36]

Với việc hình sự hóa hành vi QRTD của các nước phát triển trên thế giới đã tạo ra một hành lang pháp lý cho họ khi giải quyết các vấn đề về tội phạm QRTD. Nạn nhân sẽ được cung cấp đẩy đủ thông tin để có khả năng bảo vệ bản thân khỏi các hậu quả của hành vi QRTD. Cũng là chuẩn mực cho các cá nhân nhận biết được những hành vi của mình là hành vi QRTD nếu như họ chỉ thực hiện các hành vi đó mà không nhằm mục đích cố ý thực hiện nhằm thỏa mãn ham muốn tình dục mà không có sự đồng ý của đối phương. Ghi nhận tội phạm quấy rối tình dục trong pháp luật hình sự của các quốc gia này thể hiện năng lực và trách nhiệm của cơ quan lập pháp trong việc thực hiện chức năng quản lý xã hội và bảo vệ quyền con người. Ở Việt Nam, các nạn nhân lựa chọn im lặng không phải vì họ cảm thấy chấp nhận được hay chịu đựng được. Mà con số các nạn nhân lựa chọn im lặng đã nhắc nhở nhà nước về trách nhiệm của họ khi mà chưa có đầy đủ các cơ chế, chính sách để bảo vệ nạn nhân; đưa kẻ thực hiện ngoài ánh sáng và nhận sự trừng phạt thích đáng về hành vi của bản thân. Tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới về hình sự hóa hành vi QRTD sẽ giúp cho xã hội trở nên an toàn hơn, các cơ quan địa phương thực hiện tốt chức năng của mình chứ không phải sự bất lực như trong tình hình hiện tại

“biết có tội nhưng không có căn cứ pháp lý để xử phạt”; tạo tính răn đe tới toàn

QRTD. Từ những thành tựu trên, xã hội các nước hình sự hóa hành vi QRTD đã đảm bảo một cách triệt để các quyền con người; công dân có khả năng đấu tranh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; kẻ thực hiện phải chịu chế tài xử lý của pháp luật.

Từ những kinh nghiệm hình sự hóa hành vi QRTD của các quốc gia trên thì chúng tôi đã có tiếp thu và học hỏi được nhiều giá trị mới. Với các quốc gia phát triển, điều kiện về môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội phát triển sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập. Con người và các mối quan hệ xung quanh sẽ thay đổi theo quá trình phát triển của đất nước, trong đó có sự tích cực và cả tiêu cực nhất là các tiêu cực xâm phạm đến quyền con người, quyền tình dục nên họ ngày càng đề cao vấn đề nhân quyền. Để quản lý xã hội một cách tốt nhất và ngăn chặn triệt để các hành vi xâm phạm các quyền tự nhiên của con người thì phải có một hệ thống pháp luật đúng đắn, phù hợp trong đó đặc biệt là pháp luật hình sự. Thực tế áp dụng pháp luật hình sự thành công về các tội QRTD của các quốc gia trên là một chứng cứ chính xác, hữu hiệu cho việc hình sự hóa hành vi QRTD trong thực tế Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Các quốc gia này đề cao các quyền con người, sự đồng tình này thể hiện thông qua việc gia nhập các công ước quốc tế về nhân quyền, quyền tình dục. Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia các công ước trên nên việc hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục là

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)