8. Kết cấu của đề tài
3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao
nhận thức của người dân về hành vi quấy rối tình dục
Việc áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân về hành vi này chưa đúng, chưa đầy đủ và chưa thấy được hậu quả của hành vi này gây ra, chưa hiểu hành vi thế nào là hành vi QRTD. Chính vì vậy trên thực tế có nhiều vụ việc quấy rối tình dục xảy ra mà bản thân người quấy rối lại không hề hay biết và người bị quấy rối cũng không dám lên tiếng.
Ở Việt Nam nói riêng và đặc biệt là người phương Đông lên tiếng về vấn đề quấy rối tình dục sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Lý do là do quan niệm “đẹp đẽ phô ra xấu xa đậy lại” và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng. Nói đến những gì liên quan đến tình dục đã bị mặc định là nhạy cảm, là chuyện kín đáo chỉ nói giữa hai người hoặc chỉ để đùa bỡn. Bên cạnh đó, quấy rối tình dục
không đơn giản là vấn đề tình dục, mà nó là vấn đề quyền lực.
Để nâng cao nhận thức của người dân về hành vi quấy rối tình dục cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cụ thể như sau:
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về hành vi quấy rối tình dục, giải thích, truyền đạt rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, không phân biệt thành phần, lứa tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, vùng miền, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, kinh tế còn lạc hậu, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế để mọi người nhận thức đúng đắn về hành vi này. Thông qua đó người dân bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tự điều chỉnh hành vi để không trở thành chủ thể của hành vi này. Góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự gia tăng các tội xâm phạm tình dục.
Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, như tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua báo chí, thông qua đài phát thanh địa phương, truyền hình, internet, sân khấu hóa…
Ở mỗi địa phương cần thành lập một tổ chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục hành vi quấy rối tình dục và hậu quả của nó. Phố hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các câu lạc bộ, các hội, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tuyên truyền. Khuyến khích các tuyên truyền viên tự nâng cao trình độ của mình; hàng năm phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các tuyên truyền viên; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ cho công tác tuyên truyền.
Các địa phương cần có một khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để đảm bảo cho các hoạt động này đạt hiệu quả cao; cần tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí của các tổ chức, cá nhân quan tâm đến các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục. Tập trung thực hiện tốt
công tác sơ, tổng kết để đánh giá lại những việc đã làm được, chưa làm được, đề ra phương hướng giải pháp và xác định nội dung tuyên truyền tiếp theo. Bên cạnh đó, kịp thời khen thưởng những tổ chức cá nhân làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục; phê bình, nhắc nhở những tổ chức, cá nhân thực hiện chưa nghiêm; kịp thời thay thế những cán bộ còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn hoặc không nhiệt tình trong thực hiện nhiệm vụ.