8. Kết cấu của đề tài
3.2 Nội dung và kiến giải lập pháp khi hình sự hóa hành vi quấy rố
tình dục
Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có nhiều điểm tiến bộ cần được ghi nhận hơn so với BLHS cũ về các tội phạm tình dục. Không chỉ đưa ra được các khái niệm mới làm rõ được nội hàm của các quy định về tội phạm tình dục mà còn quy định cụ thể về đối tượng của tội phạm, mở rộng được chủ thể và nạn nhân của tội phạm. Tạo sự thống nhất, ổn định trong cách hiểu những vấn đề được quy định. Tuy nhiên, trong BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 lại chưa hình sự hóa hành vi QRTD, đó là một thiếu sót cần khắc phục. Mặc dù ở trong các văn bản luật và dưới luật ở lĩnh vực lao động và hành chính đã được quy định về hành vi QRTD. Tuy nhiên với mức độ nguy hiểm mà hành vi quấy rối tình dục gây ra thì cần phải có những chế tài thích đáng được quy định trong BLHS để trừng trị những kẻ tội phạm QRTD.
Trên cơ sở những nhận xét trên đây, dưới góc độ nhận thức khoa học về mặt thực tiễn thì trong Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cần tiếp tục hoàn thiện với các nội dung cụ thể sau:
Một là, cần xây dựng các mục độc lập tương ứng với các nội dung quy
định, trong đó có nội dung quy định về các tội XPTD trong chương XIV. Các tội
xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người;
Hai là, quy định rõ khái niệm QRTD, bổ sung thêm các điều luật quy định
về các hành vi QRTD đã diễn ra trên thực tế, các chế tài cho hành vi QRTD BLHS
Ba là, khi hình sự hóa hành vi QRTD cần kế thừa và phát huy những kinh
nghiệm lập pháp tiến bộ, phù hợp của một số quốc gia trên thế giới. [7,tr.149] Từ những phân tích nêu trên cho thấy hành vi quấy rối tình dục là hành vi cực kỳ nguy hiểm, xâm phạm trực tiếp đến quyền con người. Cho nên cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc để bảo vệ quyền con người khỏi bị xâm
phạm, đồng thời là để trừng trị những kẻ có hành vi quấy rối tình dục đối với người khác. Vì vậy chúng tôi mong rằng trong BLHS cần có các quy định cụ thể về hành vi quấy rối tình dục. Kết hợp tham khảo luận án Tiến sĩ Luật học “Các tội xâm phạm tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh, chúng tôi đã xây dựng kiến giải lập pháp [7,tr.156-tr.157], như sau:
“Chương … Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người .
Mục A. Các tội xâm phạm tính mạng của con người Mục B. Các tội xâm phạm sức khỏe của con người
Mục C. Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người C1. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC
Điều … Tội quấy rối tình dục
1. Người nào đủ 16 tuổi trở lên mà có hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói hoặc phi lời nói thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng , phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,thì bị phạt từ 03 năm đến 07 năm :
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội từ 02 lần trở lên ;
c) Phạm tội cùng một lúc đối với từ 02 người trở lên ; d) Phạm tội với người dưới 16 tuổi
e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến dưới 60% ;
f) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; g) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
h) Phạm tội đối với người ở trong tình trạnh không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức .
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ 07 năm đến 15 năm :
a) Gây thương tích , gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 60% trở lên ;
b) Làm nạn nhân tự sát ; c) Tái phạm nguy hiểm ;
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định tử 01 năm đến 05 năm.”