Nguyên nhân do trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cơ

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 67 - 70)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Nguyên nhân do trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cơ

cơ quan, người có thẩm quyền quy định và việc áp dụng quy định của pháp luật về hành vi quấy rối tình dục

Ở Việt Nam, trước đây chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về hành vi quấy rối tình dục. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có bất kì con số thống kê cụ thể nào về số các vụ quấy rối tình dục, trong khi các hành vi quấy rối tình dục xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội. Quấy rối tình dục xảy ra ở mọi nơi, từ công sở, nhà trường, các nơi công cộng như bến xe, công viên, rạp chiếu

phim, ngoài đường … thậm chí ngay chính trong gia đình của nạn nhân. Đối tượng của những kẻ quấy rối tình dục thường là phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên cũng không loại trừ nam giới.

Hành vi quấy rối tình dục trước đây chưa được được pháp luật quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền cho rằng hành vi này chỉ vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục người Việt, chưa đến mức phải can thiệp bằng pháp luật. Tuy nhiên, sau một quá trình nhận thức và trải qua thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực lao động đã chứng minh, hành vi quấy rối tình dục xảy ra rất nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ lao động, đặc biệt với người lao động. Vì vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 đã chính thức đưa hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc vào luật. Cụ thể, khoản 2, Điều 8 “Cấm ngược đãi người lao động, quấy rối tình

dục tại nơi làm việc”; điểm c, khoản 1 Điều 37 quy định người lao động có

quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu “Bị ngược đãi, quấy rối

tình dục, cưỡng bức lao động”; khoản 4 Điều 182 quy định người lao động giúp

việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo nếu người sử dụng lao động có hành vi quấy rối tình dục “Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành

vi khác vi phạm pháp luật.”

Mặc dù được pháp luật lao động quy định nhưng các cơ quan lập pháp vẫn chưa đưa hành vi quấy rối tình dục vào pháp luật hình sự. Một số ý kiến cho rằng hành vi quấy rối tình dục không phải là hành vi xâm phạm tình dục. Để khép một kẻ nào đó vào tội xâm hại tình dục theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, cần phải có hai yếu tố là hành vi phạm tội của kẻ đó hoặc phải đi đến sự

“giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác” hoặc phải hướng đến việc giao cấu hoặc

quan hệ tình dục khác. Tuy nhiên, quấy rối tình dục bao gồm quấy rối tình dục bằng lời nói như các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục, những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có

mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục. Và quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được như mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của ngón tay… Hình thức này bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục. Nhưng hành động này không hướng tới hoặc hướng tới không rõ ràng hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác.

Theo chúng tôi, quấy rối tình dục là hành vi nguy hiểm cho xã hội không chỉ đáng lên án về mặt đạo đức mà cần phải bị trừng trị về pháp luật mới thỏa đáng được. Hơn thế nữa, hành vi quấy rối tình dục là tiền đề để người phạm tội này sinh và thực hiện các hành vi xâm hại tình dục cao hơn, do đó cần phải được sớm ngăn chặn. Vì vậy, không nhất thiết phải xem xét hành vi quấy rối tình dục có hướng tới giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác hay không mới là tội xâm hại tình dục. Bởi, hành vi quấy rối tình dục người khác cũng là một hành vi nhằm thoả mãn một phần nhục dục của kẻ thực hiện hành vi này, làm nhục về tình dục của nạn nhân, tức là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm tình dục của nạn nhân. Các cơ quan có thẩm quyền có thể đưa hành vi QRTD vào quy định trong luật hình sự.

Bên cạnh việc quy định về hành vi QRTD trong luật thì việc áp dụng quy định cũng góp phần chủ yếu trong việc ngăn chặn, phòng tránh và xử lý hành vi QRTD. Tuy nhiên do các văn bản luật vẫn chưa quy định rõ ràng cụ thể về hành vi như thế nào là hành vi QRTD, đồng thời chưa quy định các xử lý thông tin vậy nên gây khó khăn cho các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy định của pháp luật về hành vi QRTD. Đồng thời do chưa có quy định cụ thể nên các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy định pháp luật về vấn đề này chưa có nhiều kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về hành vi QRTD nên dễ đánh đồng

mọi hành vi QRTD đều chung một mức phạt chung, khiến chế tài xử lý không tương xứng với hậu quả nạn nhân QRTD phải chịu. Vấn đề này là một vấn đề rất lớn cần phải giải quyết để đảm bảo các quyền của công dân, bảo vệ công dân.

Bởi lẽ đó, việc BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 chưa bổ sung quy định hành vi quấy rối tình dục vào trong các tội xâm phạm tình dục là một thiếu sót bất cập, cần phải điều chỉnh thêm quy định về hành vi QRTD [15]

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)