8. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hành vi quấy rối tình dục
quấy rối tình dục được hình sự hóa
Quấy rối tình dục là hành vi nguy hiểm cho xã hội không chỉ đáng lên án về mặt đạo đức mà cần phải bị trừng trị về pháp luật mới thỏa đáng được. Hơn thế nữa hành vi quấy rối tình dục là tiền đề để người phạm tội thực hiện các hành vi xâm phạm tình dục cao hơn, do đó cần phải được sớm ngăn chặn. Để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về hành vi QRTD khi được hình sự hóa, chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
3.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hành vi quấy rối tình dục dục
Trong quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật về hành vi quấy rối tình dục cần làm rõ nội hàm khái niệm, thống nhất nội dung khái niệm “hành vi quấy rối tình dục” và pháp luật hóa khái niệm.
Bộ Luật Lao động năm 2012 lần đầu tiên cấm việc quấy rối tình dục trong quan hệ lao động nhưng không đưa ra một định nghĩa hay cơ chế nào để nạn nhân có thể báo cáo, để nhận được sự giúp đỡ, không có cơ chế rõ ràng để
có thể xử phạt những người quấy rối tình dục.
Từ việc thống kê phiếu khảo sát về nhận thức của mọi người về hành vi quấy rối tình dục đa số mọi người không hiểu rõ hành vi như thế nào được coi là quấy rối tình dục. Nhiều người cho rằng, quấy rối tình dục chỉ xảy ra khi có quan hệ tình dục, hoặc bị sờ mó vào vùng nhạy cảm.
Nếu không có định nghĩa cụ thể từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc áp dụng các quy định khác về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trên thực tế là rất khó thực hiện. Bởi lẽ chính nạn nhân còn chưa hiểu thế nào là hành vi quấy rối thì làm sao bảo vệ được mình. Khi các doanh nghiệp chưa xác định được đâu là hành vi quấy rối thì sẽ rất khó xây dựng một quy tắc trong đơn vị mình về quấy rối tình dục. Và khi chưa có định nghĩa cụ thể thì các cơ quan Nhà nước, đội ngũ thanh tra lao động cũng rất khó áp dụng pháp luật để xử lý các vụ việc khi có yêu cầu.
Tuy nhiên khái niệm quấy rối tình dục hiện nay trong Bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc năm 2015 phạm vi và đối tượng rất hẹp, bỏ xót nhiều đối tượng. Việc đưa ra một khái niệm rõ ràng và phổ biến rộng rãi khái niệm về hành vi quấy rối tình dục là rất cần thiết. Đây là cơ sở để việc hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cần có chế tài xử lý phù hợp đối với hành vi QRTD để thực hiện tốt công tác phòng chống hành vi QRTD bảo vệ người dân, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Chúng tôi đề xuất khái niệm quấy rối tình dục cần được hình sự hóa và quy định trong các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng thi hành BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: “Hành vi quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục hướng đến người khác, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn làm xúc phạm đối với người bị quấy rối, bao gồm hành vi quấy rối thể chất, bằng lời nói và phi lời nói”
3.3.2. Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, người có thẩm quyền về việc hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục
Ngay trong cơ quan chức năng phải thực sự gần dân, hiểu được nguyện vọng của dân, tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, lắng nghe phản ánh của xã hội dưới mọi hình thức khác nhau về những bất cập về hành vi quấy rối tình dục, từ đó việc hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục sẽ có tính khả thi, tính khách quan và tính dân chủ.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, các nhà khoa học, những người nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm xâm phạm tình dục, quấy rối tình dục. Lấy ý kiến tham khảo của các chuyên gia, nhà khoa học.
Đặc biệt đối với các hành vi QRTD xảy ra tại nơi làm việc, tổ chức Công Đoàn cần phải trở thành một địa chỉ đáng tin cậy để người lao động khiếu nại, tố cáo, bộc lộ tâm tư của mình. Các tổ chức phụ nữ và quần chúng khác có thể đóng vai trò là thúc đẩy, hỗ trợ đối với những cá nhân bị quấy rôi tình dục, đặc biệt khích lệ họ trong báo cáo về các hành vi quấy rối tình dục.