Trong lĩnh vực pháp luật lao động

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 36 - 38)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Trong lĩnh vực pháp luật lao động

Trong lĩnh vực pháp luật lao động hiện nay thì hành vi QRTD đã được quy định trong Bộ Luật Lao động năm 2012 về QRTD tại nơi làm việc. Cụ thể, trong Bộ Luật lao động năm 2012 có 4 điều đề cập đến QRTD.

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 – BLLĐ năm 2012 thì một trong các hành vi bị nghiên cấm là “Ngược đãi người lao động, quấy rối tình

dục tại nơi làm việc”. Quy định trên giúp bảo đảm các quyền tự nhiên, quyền

con người của người lao động, là cơ sở để tạo ra một môi trường là việc lành mạnh, tích cực cho người lao động. Tuy nhiên, chính tại quy định trên chưa định nghĩa được như thế nào là hành vi QRTD, chưa thể hiện được nội hàm của hành vi QRTD để người lao động, người sử dụng lao động có thể hiểu và thực hiện quy định.

Thứ hai, cơ sở để người lao động bảo vệ quyền của mình thông qua quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 của BLLĐ năm 2012 về Quyền đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp “bị ngược đãi, quấy rối tình dục,

cưỡng bức lao động”. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này của

người lao động là đúng pháp luật nên người lao động vẫn được hưởng các chế độ trợ cấp thôi việc và các khoản bồi thường thêm (nếu có) theo quy định tại Điều 48 – BLLĐ năm 2012.

Thứ ba, ngoài quy định để bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì BLLĐ năm 2012 còn có quy định về nghĩa vụ của người lao động là người giúp việc gia đình trong vấn đề quấy rối tình dục tại khoản 4 Điều 182 “Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục,

cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật”. Quy định này thể

hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật của người lao động trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cụ thể trong quy định này là người giúp việc gia đình.

Thứ tư, khoản 1 Điều 183 quy định các hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động “Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực

đối với người lao động là người giúp việc gia đình” vì người giúp việc gia đình

là đối tượng yếu thế và không được bảo vệ nhất về mặt quyền lợi vì họ thường là những người có địa vị xã hội thấp và là bên hoàn toàn phụ thuộc vào bên kia, thêm vào đó họ thường không có đầy đủ kiến thức pháp luật để tự bảo vệ mình.

Nhìn chung, quy định về QRTD trong BLLĐ năm 2012 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình bảo vệ người lao động khỏi QRTD tại nơi làm việc. Tuy nhiên, ngoài việc đồng ý hành vi QRTD là một hành vi bị nghiêm cấm thì quy định về hành vi QRTD cần phải được quy định một cách cụ thể hơn, có tính khả thi và giải quyết được đòi hỏi của xã hội, cần tránh xu hướng quy định hình thức quy định cho có của pháp luật. Theo đánh giá tổng thể 3 năm (2013-2016) về việc thực hiện các quy định về quấy rối tình dục của bộ luật không thật sự đạt hiệu quả. BLLĐ năm 2012 quy định về hành vi quấy rối tình dục còn chung chung mơ hồ, chưa đưa ra được sự giải thích cụ thể về khái niệm QRTD, nội hàm của hành vi QRTD, chưa đưa ra được cách tiếp nhận và xử lý thông tin về

hành vi QRTD, các quy định chưa mang tính chất chế tài nghiêm khắc để xử lý vi phạm khi người sử dụng thực hiện hành vi quấy rối tình dục đối với người lao động và ngược lại mà chỉ có tác dụng phòng chống một cách bị động từ đó không thể giải quyết vấn đề và ngăn chặn hành vi quấy rối tình dục xảy ra. Các quy định chưa đủ tính răn đe, chưa nghiêm khắc, chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với tính chất nghiêm trọng của hành vi. Tính đến nay, trên thực tế chưa có các quy định về thủ tục xử lý với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, điều này không phải trong thực tế không có các hành vi QRTD xảy ra mà là do việc xác định hành vi QRTD không được quy định cụ thể và việc đó cản trở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có căn cứ pháp lý để áp dụng các biện pháp xử lý, người lao động cũng không được rõ những hậu quả của hành vi quấy rối tình dục [8]. Thêm vào đó, việc định nghĩa rõ ràng về “quấy rối tình dục” không chỉ xử lý đúng hành vi mà còn khắc phục được tình trạng lạm dụng sự mật mờ của pháp luật để xử lý những người vô tình bị gài bẫy.

Ngoài ra, cần dựa vào tính chất nghiêm trọng ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau của hành vi QRTD để quy định những mức xử phạt tương ứng với hành vi, không để xảy ra tình trạng QRTD diễn ra trong thời gian dài dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với nạn nhân, gia đình và xã hội như là nạn nhân bị stress, bị trầm cảm, tự kỷ, sợ hãi người xung quanh, nhảy lầu tự tử; gia đình bất ổn, cuộc sống bị ảnh hưởng; gây ám ảnh tâm lý mà thực hiện các hành vi trả thù xã hội… [29]

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)