8. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật Việt Nam về hành vi quấy rố
rối tình dục
Để làm rõ thực tiễn áp dụng quy định pháp luật Việt Nam về hành vi quấy rối tình dục, chúng tôi đã kết hợp phân tích phiếu khảo sát và những ví dụ cụ thể về việc áp dụng quy định pháp luật Việt Nam về hành vi QRTD. Về phiếu khảo sát chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên các yêu cầu sau:
Nội dung khảo sát: Mức độ nhận biết của mọi người về hành vi quấy rối tình dục; mức độ hiểu biết về Bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc năm 2015 và quan điểm của mọi người về việc hình sự hóa hành vi QRTD.
Dạng câu hỏi: Câu hỏi một lựa chọn (Đối tượng khảo sát chỉ được lựa chọn duy nhất một phương án để trả lời); Câu hỏi nhiều lựa chọn (Đối tượng khảo sát có thể lựa chọn nhiều câu trả lời),câu hỏi mở (Đối tượng khảo sát đóng góp thêm ý kiến của cá nhân ngoài những thông tin đã cung cấp).
Chúng tôi đã khảo sát được 568 người, chia làm ba nhóm tuổi. Nhóm
tuổi 1 có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi; độ tuổi của nhóm tuổi 2 là từ trên 18 tuổi đến đủ 22 tuổi; cuối cùng là nhóm tuổi 3 có độ tuổi từ trên 22 tuổi trở lên. Trong ba nhóm tuổi, chúng tôi tập trung nhất vào nhóm tuổi thứ 2, với
số lượng chủ yếu là các bạn sinh viên. (Mẫu phiếu kháo sát ở phần Phụ lục I; Thống kê kết quả khảo sát xem Phụ lục II: Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả khảo sát theo nhóm tuổi và Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả khảo sát theo giới tính của từng nhóm tuổi)
Theo kết quả khảo sát cho thấy: Nhận biết của mọi người về hành vi QRTD có sự khác nhau, phân hoá theo từng khóa và theo nội bộ từng giới tính.Tuy nhiên, về tổng quan, tuy tỷ lệ mọi người đã từng bị/thấy/nghe đến hành
vi quấy rối tình dục là khá cao nhưng việc hiểu và nhận thức đúng về hành vi QRTD lại không cao khi có tới 55,61% người ở nhóm tuổi số 2 cho rằng QRTD
là “Hành động động chạm vào cơ thể người khác mà không được sự đồng ý của
họ” và tỷ lệ này cũng luôn chiếm tới trên 30% ở tất cả ba nhóm tuổi được khảo sát (bảng 2.2.1). Điều này đã thể hiện rõ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về QRTD là chưa tốt, chưa đi sâu vào cuộc sống của người dân, một lý do lớn khiến người dân không hiểu rõ về hành vi QRTD. Cụ thể:
Thứ nhất, về nội hàm khái niệm hành vi QRTD
Tỷ lệ người đưa ra được khái niệm về QRTD là khá cao (đều chiếm trên 90 % số người khảo sát) và có xu hướng tăng dần theo từng nhóm tuổi. Bên cạnh đó, số lượng đã từng bị/thấy/nghe đến hành vi QRTD cũng rất cao và cũng có xu hướng gia tăng, luôn chiếm trên 70% số người được khảo sát. Cụ thể tỉ lệ người đã từng bị/ thấy/ nghe về hành vi QRTD chiếm 71,18% số người ở nhóm tuổi 1 được hỏi, thì tỉ lệ này ở nhóm tuổi 2 và nhóm tuổi 3 lần lượt là 80,83% và 89,12%. Tỷ lệ nữ đã từng bị/thấy/nghe về hành vi QRTD luôn cao hơn nam ở cả ba nhóm tuổi, đặc biệt ở nhóm tuổi 1 và nhóm tuổi 2, tỉ lệ nữ đã từng bị/thấy/nghe về QRTD gấp xấp xỉ 1,5 lần so với nam, mức độ chệnh lệch này giảm xuống khoảng 10% ở nhóm tuổi 3. (Xem biểu đồ 2.2.1 và Phục lục II)
Nhận biết của mọi người về QRTD được thể hiện qua khảo sát về định nghĩa QRTD, cụ thể có sự chuyển dịch về việc nhận biết, từ coi QRTD là “Hành động động chạm vào cơ thể người khác mà không được sự đồng ý của họ” sang
QRTD là “Hành vi có tính chất tình dục, (bao gồm hành vi quấy rối thể chất, bằng lời nói, phi lời nói) hướng đến người khác mà không được sự đồng ý của họ”. Tuy đã có sự chuyển dịch, nhưng việc hiểu hành vi QRTD là “Hành động
động chạm vào cơ thể người khác mà không được sự đồng ý của họ”vẫn chiếm
tỉ lệ cao trong các nhóm tuổi (đều chiếm trên 30% số người theo từng nhóm tuổi được khảo sát). Cụ thể số người cho rằng QRTD là “Hành động động chạm vào
cơ thể người khác mà không được sự đồng ý của họ” luôn ở mức rất cao, đặc
biệt số người ở nhóm tuổi 2 đồng ý với nhận định trên là 55,61%. Trong khi chỉ có 22,44% số người ở nhóm tuổi 2 cho rằng QRTD là “Hành vi có tính chất tình
dục, (bao gồm hành vi quấy rối thể chất, bằng lời nói, phi lời nói ) hướng đến
người khác mà không được sự đồng ý của họ” và cũng chỉ có 17,65% số người ở
nhóm tuổi 1 đồng ý với ý kiến trên. Tỷ lệ này có chuyển đổi theo chiều hướng cân bằng lại giữa hai xu hướng quan điểm trên khi tỷ lệ người ở nhóm tuổi 3 cho rằng QRTD là “Hành vi có tính chất tình dục, (bao gồm hành vi quấy rối thể chất, bằng lời nói, phi lời nói ) hướng đến người khác mà không được sự đồng ý
của họ” và QRTD là “Hành động động chạm vào cơ thể người khác mà không
được sự đồng ý của họ” lần lượt là 30,57% và 39,38%. Bên cạnh đó, nhận định
coi QRTD là “Lời nói khiêu dâm” có sự giảm theo sự tăng lên của độ tuổi, lần lượt 3 nhóm tuổi là 23.53 %; 10,73% và 9,33%. Trong đó có một số lượng không nhỏ người tham gia khảo sát đánh đồng QRTD là “bao gồm tất cả các tội
về tình dục”, ví dụ như: hiếp dâm, dâm ô, …., số lượng này nhiều nhất ở nhóm
tuổi 3 chiếm đến 18,13%. Ngoài ra, có một bộ phận nhỏ người tham giả khảo sát không rõ QRTD là hành vi thế nào, chiếm khoảng dưới 9% số người khảo sát ở mỗi nhóm tuổi và nhiều nhất ở nhóm tuổi 1 với 8,82%. (Xem bảng 2.2.1)
Sự khác biệt cũng xảy ra khi tỉ lệ nữ tham gia khảo sát trả lời QRTD là
“Hành vi có tính chất tình dục, (bao gồm hành vi quấy rối thể chất, bằng lời nói,
phi lời nói) hướng đến người khác mà không được sự đồng ý của họ” luôn cao
hơn số nam cùng nhóm tuổi. Mức độ chênh lệch lớn nhất nằm ở nhóm tuổi 1 khi tỉ lệ nữ chọn QRTD là “Hành vi có tính chất tình dục, (bao gồm hành vi quấy rối thể chất, bằng lời nói, phi lời nói) hướng đến người khác mà không được sự
đồng ý của họ” cao gấp đôi so với số nam cùng nhóm tuổi (Cụ thể tỉ lệ nữ và
nam lần lượt là 21,43% và 10,34%). Bên cạnh đó, số nam tham gia khảo sát ở cả ba nhóm tuổi có tỉ lệ “không rõ” hành vi QRTD là hành vi như thế nào cao hơn so với nữ, đặc biệt ở nhóm tuổi 1 tỉ lệ chênh lệch lên đến 10 lần, cụ thể tỉ lệ nam và nữ ở nhóm tuổi 1 “không rõ” hành vi QRTD là hành vi như thế nào chiếm lần lượt là 20,69% và 2,68%. (xem phụ lục II)
Rõ ràng, ta có thể thấy nhóm tuổi càng lớn có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về các vấn đề trong xã hội thì càng có sự nhận thức và hiểu biết về QRTD rõ hơn so với nhóm tuổi 1 nhưng tỷ lệ người cho rằng QRTD là “Hành động
động chạm vào cơ thể người khác mà không được sự đồng ý của họ” vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 30% tất cả các nhóm tuổi được khảo sát). Cũng như nhóm nữ được khảo sát luôn có nhận thức và hiểu biết về QRTD luôn cao hơn so với nhóm nam.
Bảng 2.1: Về nhận thức khái niệm hành vi QRTD
Nhóm tuổi 3 Nhóm tuổi 2 Nhóm tuổi 1
Không rõ 5 (2,59%) 7 (3,41%) 15 (8,82%) Hành động động chạm vào cơ thể
người khác mà không được sự đồng ý của họ 76 (39,38%) 114 (55,61%) 57 (33,53%)
Lời nói khiêu dâm 18
(9,33%) 22 (10.73%) 40 (23,53%) QRTD bao gồm tất cả các tội về tình dục 35 (18,13%) 16 (7,81%) 28 (16,47%) Hành vi có tính chất tình dục,
(bao gồm hành vi quấy rối thể chất, bằng lời nói, phi lời nói)hướng đến người khác mà không được sự đồng ý của họ
59 (30,57%) 46 (22,44%) 30 (17,65%) 71,18 80,83 89,12 28,82 19,17 10,88
Nhóm tuổi 1 Nhóm tuổi 2 Nhóm tuổi 3
Biểu đồ 2.1: Số người từng bị/nhìn/nghe về hành vi QRTD theo nhóm tuổi (%)
Thứ hai, về nơi xảy ra hành vi QRTD
Đa số người tham gia khảo sát đều trả lời rằng hành vi QRTD xảy ra ở
“tất cả mọi nơi”, tỉ lệ này chiếm rất cao (Cụ thể tỉ lệ người trả lời hành vi QRTD
xảy ra ở “tất cả mọi nơi” ở các nhóm tuổi 1, 2, 3 lần lượt là 91,18%, 84,88% và 80,31%). Bên cạnh đó, có một lượng nhỏ người tham gia khảo sát chọn một số địa điểm cụ thể hay xảy ra hành vi QRTD như “nơi làm việc” “ nơi học tập”,
“nơi công cộng” và “phương tiện công cộng”. Cụ thể, nhóm tuổi 3 có số lượng
người khảo sát chọn “nơi làm việc” là địa điểm xảy ra hành vi QRTD là cao nhất trong ba nhóm tuổi (6,22%), sau đó đến nhóm tuổi 2 là 4,39% . Đồng thời nhóm tuổi 3 cũng lựa chọn “nơi công cộng”, “phương tiện công cộng” là nơi xảy ra hành vi QRTD cao nhất trong 3 nhóm tuổi. Riêng “nơi học tập” chỉ có nhóm tuổi 2 lựa chọn với 0,49%.
Từ khảo sát trên, có thể thấy thực tế hành vi QRTD xảy ra ở mọi nơi từ nơi làm việc, đến nơi công cộng, thậm chí là ở gia đình, đặc biệt nhóm tuổi 3 đã đi làm có tỉ lệ bị QRTD ở nơi làm việc không hề ít. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam mới chỉ làm rõ hành vi QRTD tại nơi làm việc vào pháp luật lao động, như vậy đã đã có một lỗ hổng lớn về việc xử lý các hành vi QRTD. Gây ra thực trạng khó khăn cho các cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng quy định về hành vi QRTD xử lý các hành vi QRTD ở những nơi ngoài “nơi làm việc”, vì vậy hầu hết các vụ xử lý hành vi QRTD khác đều đánh đồng xử lý cùng hành vi “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” theo Luật Hành chính. (xem bảng 2.2.2)
Bảng 2.2: Về nơi xảy ra hành vi QRTD
Nhóm tuổi 3 Nhóm tuổi 2 Nhóm tuổi 1
Nơi làm việc 12 (6,26%) 9 (4,39%) 0 (0%) Nơi học tập 0 (0%) 1 (0,49%) 0 (0%) Nơi công cộng 17 (8,81%) 13 (6,34%) 12 (7,06%) Phương tiện công
cộng 9 (4,66%) 8 (3,9%) 3 (1,76%) Tất cả mọi nơi 155 174 155
(80,31%) (84,88%) (91,18%)
Thứ ba, về hiệu quả áp dụng Bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc
Chúng tôi đã khảo sát mẫu một số doanh nghiêp: Công ty TNHH Thương mại và In bao bì Thiên Phúc; Công ty TNHH Khí công nghiệp Thùy Dương; Công ty Cổ phần VKENCO; Công ty TNHH KNL,…Phần lớn các doanh nghiệp không đưa những nội dung trong Bộ quy tăc vào quy định hay thỏa ước và không phổ biến Bộ quy tắc cho người lao động. Khi được hỏi nếu có sự việc QRTD xảy ra sẽ xử lý ra sao thì chủ doanh nghiệp thường trả lời sẽ căn cứ vào Luật Lao động và Luật Hành chính để xử lý. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp lồng ghép nhưng chỉ đưa vào quy định chung là không được quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhưng không đưa ra khái niệm và phổ biến cho người lao động hiểu thế nào là QRTD và khi xảy ra sự việc QRTD thì thường không có biện pháp xử lý. Người lao động thường im lặng để duy trì được công việc của mình tại nơi làm việc.
Số lượng người trả lời rằng biết đến Bộ quy tắc ứng xử trên chiếm chưa đến 50% mỗi nhóm tuổi được khảo sát, cụ thể tỉ lệ trả lời rằng có biết ở nhóm tuổi 1, 2, 3 lần lượt là: 11,18%, 35,61% và 39,9%. Như vậy chiếm hơn 60% ở tất cả các nhóm tuổi được khảo sát đều không biết đến Bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc năm 2015. Với câu hỏi “Mức độ hiệu quả áp dụng Bộ quy tắc
ứng xử về QRTD năm 2015 ở nơi làm việc của bạn”, nhóm khảo sát chỉ khảo sát
nhóm tuổi 2 và 3, do hai nhóm tuổi này phần lớn đã từng đi làm. Theo khảo sát trên 60% người được khảo sát ở hai nhóm trả lời nơi làm việc của mình không áp dụng Bộ quy tắc ứng xử trên (xem bảng 2.2.3). Bên cạnh đó các đánh giá theo thang “rất tốt” “tốt” “chưa tốt” có xu hướng tăng dần. Tỉ lệ này ở nam và nữ không chênh lệch nhiều và nhìn chung khá tương đồng.
Trên thực tế hiện nay, tuy đã có Bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc năm 2015 nhưng không nhiều đơn vị tuyên truyền áp dụng phổ biến cho nhân viên biết, nếu có áp dụng thì cũng rất khó để xác định các hành vi QRTD vì việc
xử lý các tố cáo và kiểm chứng vụ việc là rất khó và chưa có quy định cụ thể. Bên cạnh mẫu phiếu khảo sát trên, chúng tôi đã khảo sát mẫu một số doanh nghiêp: Công ty TNHH Thương mại và In bao bì Thiên Phúc; Công ty TNHH Khí công nghiệp Thùy Dương; Công ty Cổ phần VKENCO; Công ty TNHH KNL,… về việc áp dụng Bộ quy tắc vào nội quy, quy định, thỏa ước lao động của doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp không đưa những nội dung trong Bộ quy tăc vào quy định hay thỏa ước và không phổ biến Bộ quy tắc cho người lao động. Khi được hỏi nếu có sự việc QRTD xảy ra sẽ xử lý ra sao thì chủ doanh nghiệp thường trả lời sẽ căn cứ vào Luật Lao động và Luật Hành chính để xử lý. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp lồng ghép nhưng chỉ đưa vào quy định chung là không được quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhưng không đưa ra khái niệm và phổ biến cho người lao động hiểu thế nào là QRTD và khi xảy ra sự việc QRTD thì thường không có biện pháp xử lý. Người lao động thường im lặng để duy trì được công việc của mình tại nơi làm việc.
Việc ban hành Bộ quy tắc là một bước tiến lớn để bảo vệ mọi người mà cụ thể là người lao động khỏi các hành vi QRTD, nhưng các quy định của pháp luật hiện hành còn chung chung, không có hướng dẫn cụ thể để nhận diện hành vi quấy rối tình dục, làm cho việc phòng chống và xử lý hành vi vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Bộ Quy tắc ra đời sẽ giúp khắc phục điều này, tuy nhiên đây không phải là một văn bản pháp luật, một quy định mang tính bắt buộc mà chỉ dừng ở mức tài liệu tham khảo, khuyến nghị, hướng dẫn và khuyến khích áp dụng.
Đó là một trong các nguyên nhân những vụ việc cấp trên quấy rối cấp dưới xảy ra thường xuyên trong các đơn vị việc làm, dù đã có Bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc năm 2015, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn. Một nghiên cứu do Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội thực hiện năm 2012 cho thấy, phần lớn các nạn nhân bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam là lao động nữ tuổi từ 18 đến 30. Trước khi xây dựng Bộ Quy tắc, một tổ chuyên gia của ILO và Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội cũng có khảo sát, nhận
định hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở nước ta đang diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, các yếu tố văn hóa và nỗi sợ bị mất việc khiến nhiều nạn nhân không trình báo sự việc. Mặt khác, bản thân nhiều lao động cũng không nhận biết được hành vi nào là quấy rối tình dục để trình báo. “Nói cách khác, Bộ Quy tắc dừng ở mục tiêu khuyến nghị, hướng dẫn giúp người sử dụng lao động, công đoàn và người lao động nhận biết được thế nào là quấy rối tình dục tại nơi làm việc, làm thế nào để phòng ngừa hành vi này, và cần thực hiện những bước nào
nếu hành vi này diễn ra” - ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn