Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 40 - 43)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Góp phần thực thi các quy định của pháp luật và thúc đẩy việc phòng, chống hành vi quấy rối tình dục trên thực tế, Ủy ban Quan hệ lao động, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam xây dựng. Bộ quy tắc này được coi là nguồn tài liệu tham khảo, hướng dẫn cách ứng xử tại nơi làm việc để các doanh nghiệp nghiên cứu đưa vào áp dụng. Giúp người sử dụng lao động, người lao động xây dựng, lồng ghép vào nội quy, quy chế của đơn vị, làm cơ sở cho việc phòng, chống hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhằm mục đích phát triển quan hệ lao động theo hướng tích cực nhất. [3]

Mặc dù Bộ Quy tắc không phải là văn bản pháp luật, nhưng đây là cơ sở để các doanh nghiệp cụ thể hóa vào trong nội quy, quy chế để người lao động nhận rõ hành vi QRTD. Đây cũng là văn bản chi tiết nhất về QRTD ở nước ta hiện hành. Tuy vẫn còn một số hạn chế nhưng việc ra đời Bộ Quy tắc là một bước tiến của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống lại bạo lực tại nơi làm việc.

Bộ quy tắc ứng xử đã đưa ra khái niệm và các hình thức biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục. Theo đó, “quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối

với người bị quấy rối, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thử dịch và

khó chịu”. Bộ quy tắc cũng đã đưa ra nơi làm việc không chỉ là những địa điểm

cụ thể thực hiện công việc như văn phòng hay nhà máy mà còn là những địa điểm khác có liên qua đến công việc như: các hoạt động xã hội liên quan đến công việc, hội thảo tập huấn, chuyến đi công tác chính thức,…bộ quy tắc còn đền cập đến vai trò của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia vào quan hệ lao động. Nội dung trên của Bộ quy tắc đã góp phần phắc họa nên bức tranh về hành vi quấy rối tình dục để người dân có thể hình dung một cách đầy đủ nhất về nó. Tuy nhiên, bộ quy tắc cũng chỉ có tác dụng cung cấp tri thức về hành vi quấy rối tình dục để các nhân viên văn phòng tại nơi làm việc có thể tự bảo vệ mình. Vì vậy, Bộ quy tắc chỉ có tác dụng tham khảo, hướng dẫn. Còn về nội hàm khái niệm “Quấy rối tình dục” thì vẫn không khách quan, không bao quát được hết, được thực chất hành vi này ảnh hưởng như thế nào, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đâu, có thể để lại hậu quả ra sao, đối tượng thực hiện,…tất cả chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, khó khăn trong áp dụng thực tế, khó khăn trong việc tố cáo hành vi QRTD với các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý [8]. Ngoài ra, khái niệm QRTD trong bộ quy tắc có đối tượng hẹp khi chỉ áp dụng đối với người lao động, đồng thời hậu quả để lại rất hẹp chỉ dừng lại ở việc tạo môi trường làm việc bất ổn thù đich. Bên cạnh đó, tuy quấy rối tình dục có thể được coi là một tệ nạn nhức nhối của xã hội hiện đại hiện nay nhưng các quy định trong Bộ quy tắc vẫn chưa rõ ràng, đôi khi rất khó để chứng minh, phân biệt với những hành vi tán tỉnh, trọc nghẹo giữa những người bạn bè hay người yêu; giữa những lời khen, lời khích lệ thông thường được chấp nhận hay là phù hợp với văn hóa, xã hội mà không bị coi là hành vi QRTD. Vì vậy, vấn đề xử lý triệt để và nghiêm khắc với các hành vi này sẽ không được đảm bảo và triệt để. [34]

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa đưa ra được nội hàm chính xác của hành vi QRTD, hình thức thể hiện và các mức độ trừng phạt tương

xứng với mỗi một hành vi ứng với mỗi ngành luật từ lao động, hành chính, hình sự. Xét trên lĩnh vực hình sự, các hành vi QRTD thường được đưa vào các tội không phải tội phạm xâm phạm tình dục nếu không có các dấu hiệu cấu thành các tội phạm xâm phạm tình dục theo quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Các hành vi QRTD là các hành vi bỉ ổi đối với người khác, tuy không phải hành vi giao cấu nhưng vẫn nhằm để thỏa mãn tình dục hoặc khiêu gợi bản năng tình dục của người đó của kẻ thực hiện (ví dụ: dùng tay sờ mó hoặc kích thích bộ phần sinh dục, tác động dương vật vào những chỗ khác nhau trong thân thể người khác ngoài bộ phần sinh dục hoặc chỉ quét qua bên ngoài bộ phần sinh dục mà không có ý định ấn vào bên trong, ấn dương vật vào sau quần, bắt nạn nhân sờ vào bộ phận sinh dục của mình,…). Như vậy, người phạm tội có thể thực hiện hành vi của mình bằng nhiều hình thức khác nhau mà không có trong quy định của pháp luật nhằm đạt được mục đích. Các hành vi QRTD thường không để lại hậu quả về tính mạng và sức khỏe, thương tích trên cơ thể nạn nhân, không thể dùng các xét nghiệm thông thường liên quan đến các dấu vết sau hành vi quan hệ tình dục như dấu vết tinh trùng để xác định có thực hiện hành vi QRTD. Tuy nhiên, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội vì nó xâm phạm đến tâm lý của nạn nhân một cách vô cùng nặng nề, có ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống bình thường của nạn nhân, gia đình họ,…và ý chí mong muốn thực hiện hành vi của người thực hiện là rất cao [7,tr.90-tr.93]. Việc không có hệ thống pháp luật thống nhất, phù hợp gây nên nhiều bất cập hiện đang tồn tại trong xã hội. QRTD ngày càng phổ biến và nghiêm trọng; các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ án về QRTD gặp khó khăn trong việc xử lý hành vi một cách thỏa đáng; từ đó gây nên phản ứng của dư luận một cách mạnh mẽ, nạn nhân của hành vi QRTD cảm thấy họ chưa được bảo vệ hiểu quả. Không mong muốn tình trạng trên xảy ra, Nhà nước cần đưa ra biện pháp tốt nhất để xử lý các hành vi QRTD vì việc quy định về hình phạt trong BLHS sẽ thể hiện được tính nghiêm khắc nhằm trừng trị đối với người thực hiện hành vi,

thực hiện tội phạm, tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp nhất định của người phạm tội, từ đó cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm xảy ra. Đây là sự bảo vệ mạnh mẽ nhất cho công dân, tạo hành lang pháp lý để bảo về nhân dân, quản lý xã hội, phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)