8. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Nguyên nhân do hệ thống pháp luật Việt nam hiện hành
Nguyên nhân rất lớn dẫn đến thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xử lý hành vi QRTD chưa tốt, không có hiệu quả là do hệ thống pháp luật Việt Nam về hành vi QRTD chưa đầy đủ và hoàn thiện. Chưa có khái niệm rõ ràng về nội hàm hành vi QRTD, đồng thời chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý hành vi QRTD. Vì vậy, khiến pháp luật chưa có tác dụng răn đe đối với người gây hành vi QRTD.
Từ những phân tích về thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật ở Việt Nam ta có thể thấy các quy định về hành vi QRTD ở trong luật vẫn chưa có tác dụng răn đe, không đủ để ngăn chặn hành vi QRTD xảy ra. Khi xảy ra các vụ về QRTD chủ yếu người QRTD chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền cao nhất là 300.000 vnđ.
Ngoài ra việc đưa QRTD vào Bộ Luật Lao động năm 2015 và ban hành Bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc năm 2015, tuy là một bước nhìn nhận đúng đắn của nhà nước, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, khó áp dụng vào thực tế, người bị quấy rối rất khó khăn trong việc báo cáo hành vi QRTD, hay các cơ quan chức năng cũng rất khó khăn trong việc xác định các hành vi QRTD.
Chính vì quy định chế tài xử lý hành vi QRTD hiện nay là quá nhẹ, vậy nên khiến nhiều đối tượng tiếp tục thực hiện hành vi QRTD, chỉ những vụ QRTD được đưa lên báo chí, tạo làn sóng dư luận phẫn nộ mới có khả năng giải quyết cao, tuy nhiên vẫn dừng lại ở phạt hành chính. Đây là nguyên nhân lớn khiến hành vi QRTD ngày càng gia tăng.
Những mức phạt không thỏa đáng khiến dư luận lo ngại những đối tượng có hành vi này sẽ “được đà lấn tới”. Mức phạt mà dư luận xã hội cho rằng
“chẳng khác gì trò cười” này chắc chắn không đủ sức răn đe hay ngăn chặn
những hành vi tương tự có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Đó là bởi những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật hiện nay. Cần bổ sung, điều chỉnh các điều luật phù hợp, để ngăn chặn, xử lý các hành vi bạo lực tình dục. Trong đó, có các quy định rõ ràng, chính xác về quấy rối tình dục. Dư luận vẫn mong chờ, các cơ quan chức năng sẽ sớm “bít lỗ hổng luật pháp” này để những kẻ có hành vi dâm ô phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật.
Như vụ việc xử phạt người đàn ông cưỡng hôn cô gái trong thang máy xảy ra ngày 04/3/2019, 200.000 đồng là không tương xứng với hành vi. Từ đây cho thấy hiện đang thiếu cơ sở luật pháp để xử lý những trường hợp đặc thù này. Pháp luật đang "nhốt chung" việc xử phạt các hành vi theo điều 5 Nghị định
167/2013/NĐ-CP, dẫn đến nhìn tổng thể sẽ thấy các mức phạt là phù hợp với hầu hết các hành vi nhưng đối với hành vi này lại chưa phù hợp. Điển hình với hành vi như tiểu tiện bừa bãi có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng, cao gấp nhiều lần hành vi sàm sỡ của người đàn ông trên. [35]
Theo luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp - Đoàn Luật sư Hà Nội, hiện pháp luật Việt Nam đang còn khoảng trống pháp lý về chế tài xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục. Bộ Luật Hình sự 2015 đã coi hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô với trẻ em… là những tội phạm có tính chất rất nghiêm trọng và gắn với những chế tài xử phạt nghiêm khắc nhưng với hành vi quấy rối tình dục thì chưa có quy định cụ thể. Vì vậy mức xử phạt cũng không khỏi gây bức xúc trong dư luận và ấm ức đối với người bị hại. Có thể bổ sung quy định của BLHS, hình sự hóa một số hành vi quấy rối tình dục thành tội phạm chứ không chỉ xử phạt hành chính. [35]
Vậy nên, nhà nước cần đưa ra biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để xử lý các hành vi QRTD, đây chính là sự bảo vệ tốt nhất đối với những người bị QRTD. Biện pháp tốt nhất là nên hình sự hóa hành vi QRTD, như vậy sẽ có khung pháp lý đủ để xử lý những người có hành vi QRTD, sẽ định hướng phát triển văn hóa xã hội, giúp tạo ra khuôn khổ để mọi người hiểu rõ hành vi QRTD là hành vi cần xóa bỏ. Đây là biện pháp tốt và mạnh mẽ nhất để giải quyết vấn đề QRTD ngày càng gia tăng, giúp bảo vệ công dân tốt nhất.