Trong lĩnh vực pháp luật hành chính

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 38 - 40)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Trong lĩnh vực pháp luật hành chính

Hành vi QRTD đã được đề cập và quy định trong Luật Xử lý vi phạm Hành chính năm 2012 ở Điều 24 về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực. Cụ thể, tại điểm b, khoản 1, Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định “Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác

luật và thực tế hành vi QRTD được xếp vào một trong các hành vi gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Quy định rõ hơn cho nội dung trên thì tại điểm a, khoản 1, Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với những người “có cử chỉ, lời nói thô

bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”. Từ

quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì: Một là, Nghị định không định nghĩa được hành vi như thế nào là hành vi QRTD; hai là, cá nhân thực hiện các hành vi như “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh

dự, nhân phẩm của người khác” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính vì thực hiện

các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn xã hội chứ không phải là xử phạt hành chính đối với hành vi QRTD; ba là, không có quy định xử phạt cho các hành vi QRTD khác nếu trong thực tế xảy ra. Quy định về hành vi QRTD bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng là không tương xứng với hành vi. Pháp luật đang “nhốt chung” việc xử phạt các hành vi tại Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP, dẫn đến nhìn tổng thể các mức xử phạt đều phù hợp với hầu hết các hành vi nhưng đối với hành vi QRTD thì không vì hành vi QRTD là hành vi nguy hiểm và mức xử phạt cao nhất cho hành vi này là 300.000 đồng là không phù hợp, còn nhẹ hơn mức phạt hành chính đối với hành vi tiểu tiện bừa bãi là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. [36]

Nhìn chung, Nghị định 167/2013/NĐ-CP còn nhiều bất cập, chưa theo sát được với thực tiễn để hướng tới mục tiêu bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Với việc xử lý hành chính như trên đối với các hành vi QRTD là không thỏa đáng, xử lý hành chính như vậy là quá nhẹ so với mức độ nghiêm trọng của hành vi, hành vi QRTD vô cùng đa dạng nên việc quy định trong vấn đề trật tự, an ninh là đang thu hẹp về phạm vi đối tượng bị xử phạt. Thêm vào đó, các quy

định chỉ thể hiện được tính chất “mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện,

ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý” chứ không có tính chất răn đe, phòng ngừa

hay trừng phạt kinh tế. Việc quy định chung chung, mơ hồ, không cụ thể, không phù hợp trong nhiều hoàn cảnh gây khó khăn cho các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt khi xác định mức độ hoặc tội danh của hành vi vì luật không quy định. Vì vậy, luật phải cần được mô hình hóa ngay, nêu rõ các khái niệm, các hành vi như thế nào là QRTD, xử lý hành chính với từng mức độ nghiêm trọng của hành vi, có các biện pháp ngăn chặn phù hợp,…

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)