Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 37)

5. Đóng góp của nghiên cứu

1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

QLNN được hiểu là sự tác động của Nhà nước đối với các quan hệ xã hội đảm bảo cho các quan hệ xã hội ảnh hưởng, tương tác và phát triển theo hướng đúng những mục tiêu đã định. QLNN là dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, mang tính cưỡng chế đơn phương và sử dụng pháp luật để làm công cụ điều chỉnh hành vi, hoạt động của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau:

- Chủ thể của QLNN là hệ thống các cơ quan quyền lực từ trung ương đến địa phương.

- Đối tượng QLNN là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

- Phạm vi của QLNN mang tính toàn diện vì tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, ngoại giao...

- Phương thức QLNN: QLNN mang tính quyền lực nhà nước, mang tính cưỡng chế đơn phương, sử dụng công cụ pháp luật để quản lý xã hội.

- Mục tiêu của QLNN là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, vì mục tiêu chung.

QLNN về ĐTBD CBCC là một khái niệm chưa được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên qua nghiên cứu các khái niệm có liên quan có thể hiểu QLNN về ĐTBD CBCC là sự tác động có mục đích, có tổ chức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên các đối tượng quản lý là quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh

vực ĐTBD CBCC trên cơ sở chính sách, pháp luật về ĐTBD để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ của đội ngũ CBCC hướng đến mục tiêu là nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo đúng định hướng của Đảng và Chính phủ.

1.3.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

Cũng từ đặc điểm riêng của hoạt động ĐTBD CBCC nên hoạt động QLNN về ĐTBD CBCC có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, chủ thể QLNN về ĐTBD CBCC là các cơ quan QLNN có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Đây là đặc trưng được pháp luật quy định cụ thể, quy định những cơ quan nào có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ QLNN về ĐTBD CBCC theo từng cấp quản lý. Nghị định 18/2010/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền quản lý công tác ĐTBD bao gồm: Bộ Nội vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thứ hai, QLNN về ĐTBD CBCC là hoạt động tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung này được quy định trong Luật CBCC năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Hơn nữa, Nhà nước ta là nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa nên các các hoạt động quản lý đề phải dựa trên cơ sở pháp luật. Vì vậy, tất cả các hoạt động QLNN đều phải dựa trên cơ sở của pháp luật để tránh khả năng chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Thứ ba, QLNN về ĐTBD CBCC phù hợp với quy hoạch chung của toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước nhưng phải dựa trên nhu cầu thực tế của từng cơ quan, đơn vị vì mỗi cơ quan, đơn vị có những nhu cầu về số lượng, nội dung, phương thức ĐTBD khác nhau.

Thứ tư, QLNN về ĐTBD CBCC là nội dung quản lý đặc biệt, tuân theo các phương pháp quản lý chung (phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế) để đạt các mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, đạo đức công vụ.

Vai trò của QLNN về ĐTBD CBCC trước hết xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của ĐTBD CBCC - yếu tố nòng cốt quyết định chất lượng CBCC.

Sự QLNN về ĐTBD CBCC tạo ra những tiền đề, điều kiện cho sự phát triển và nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC:

- Làm cho sự phát triển ĐTBD CBCC đúng hướng, đáp ứng mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn;

- Làm cho tất cả các hoạt động ĐTBD CBCC đi vào kỷ cương, trật tự; - Đảm bảo sự công bằng trong ĐTBD CBCC thông qua hệ thống chính sách về ĐTBD CBCC, tạo cơ hội cho mọi CBCC có điều kiện tham gia vào quá trình ĐTBD;

- Đảm bảo những điều kiện vật chất to lớn cho ĐTBD CBCC phát triển. Nhà nước là người đầu tư và đồng thời là người đặt hàng lớn nhất cho ĐTBD CBCC.

1.3.4. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức

QLNN về ĐTBD CBCC là QLNN theo lĩnh vực, do đó nó mang đầy đủ các nội dung quản lý liên quan đến ngành, lĩnh vực như: xây dựng thể chế, kế hoạch tài chính, lao động, khoa học - kỹ thuật và có thể hiểu đó là việc tổ chức và điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực ĐTBD CBCC theo những mục tiêu và yêu cầu đề ra. Những nội dung cơ bản của hoạt động này tùy theo thẩm quyền và phạm vi đối tượng phân cấp quản lý và tổ chức ĐTBD CBCC, cụ thể:

Thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ĐTBD CBCC để quản lý và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động ĐTBD trên cả nước.

Văn bản quy phạm pháp luật là những “văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: văn bản luật, văn bản dưới luật mang tính chất luật, văn bản dưới luật lập quy. Văn bản quy phạm là một trong trong phương tiện quan trọng nhất của công tác QLNN về ĐTBD CBCC. Hệ thống các văn bản này là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với công tác ĐTBD. Các cơ quan nhà nước dựa vào văn bản quy phạm pháp luật

để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức tham gia ĐTBD ở các cấp quản lý; đồng thời, văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ để kiểm tra kiểm soát hoạt động của các tổ chức, cơ quan cũng như CBCC quản lý ĐTBD.

Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTBD CBCC đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan đơn vị, nhiều cấp có thẩm quyền thực hiện. Do đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có những yêu cầu cụ thể sau:

- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong mọi trường hợp phải phù hợp với tinh thần, nội dung và mục đích của công tác ĐTBD CBCC.

- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

- Phải xem xét và giải quyết nhanh những nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm chỉnh thời hạn quy định và công khai, minh bạch những thông tin liên quan đến ĐTBD.

- Cần có báo cáo việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTBD CBCC theo đúng quy định, đảm bảo thống nhất, phù hợp và hiệu quả của công tác ĐTBD CBCC.

Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTBD CBCC: - Việc chấp hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTBD CBCC là trách nhiệm của mọi cơ quan hành chính. Trong trường hợp cụ thể mỗi cơ quan đều phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình mà chủ động đảm bảo việc chấp hành các quy định pháp luật.

- Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTBD CBCC bao gồm các công việc như sau:

+ Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch ĐTBD CBCC. Đây là một chức năng cơ bản của hoạt động QLNN về ĐTBD CBCC. Công tác quy hoạch, kế hoạch là một quá trình nhằm xác định những việc cần phải làm, làm như thế nào, làm khi nào, ai làm. Quy hoạch, kế hoạch ĐTBD CBCC trên nguyên tắc là tạo tiền đề cho các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Đây là một quá trình và là một hệ thống mang tính logic.

+ Công tác này phải dựa trên cơ sở những mục tiêu của ĐTBD CBCC để đạt mục đích là tạo ra đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” và phải làm rõ các vấn đề liên quan đến QLNN về ĐTBD CBCC: Đối tượng, nhu cầu ĐTBD; Nội dung, chương trình ĐTBD, năng lực cua cơ sở ĐTBD; cơ chế,

chính sách; bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ công chức làm quản lý ĐTBD; nguồn kinh phí, ...

Tóm lại, quy hoạch, kế hoạch ĐTBD là quá trình giúp tổ chức xem xét lại thực trạng đội ngũ CBCC của đơn vị mình, nhất là chất lượng CBCC, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC, nhu cầu ĐTBD gắn với mục tiêu công việc để có quy hoạch, kế hoạch khả thi, phù hợp.

- Tổ chức bộ máy QLNN về ĐTBD CBCC. Cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN

về ĐTBD CBCC là hệ thống quản lý hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của từng cơ quan trong hệ thống, đội ngũ chuyên gia và nhân viên đang hoạt động trong hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bộ Nội vụ là đầu mối QLNN về công tác ĐTBD CBCC thực hiện các chức năng quản lý, hoạch định chính sách, chế độ đối với công tác ĐTBD trong phạm vi toàn quốc và phối hợp quản lý các Bộ, ngành và địa phương trong công tác ĐTBD CBCC. - Hoạt động quản lý ĐTBD CBCC là hoạt động xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Theo tổ chức dọc, hệ thống này bao gồm:

+ Bộ Nội Vụ; Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng tổ chức các quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; Hệ thống các cơ sở ĐTBD CBCC (Cơ sở ĐTBD ở Trung ương, địa phương).

+ Quản lý nội dung, chương trình ĐTBD CBCC. Xây dựng chương trình tài liệu là một trong những công đoạn quan trọng và khó khăn nhất trong quy trình đào tạo. Nội dung, chương trình phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phục vụ quá trình thực thi công vụ cho CBCC, do đó phải thiết thực, phù hợp với các đối tượng vùng miền, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý.

dung, phương pháp quy trình, hình thức tổ chức, cách tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo. Quản lý nội dung, chương trình ĐTBD gắn với mục tiêu ĐTBD. Việc xây dựng nội dung chương trình ĐTBD CBCC cần phải giải quyết các vấn đề sau:

+ Xây dựng tầm nhìn trong lĩnh vực làm việc cho CBCC;

+ Giúp CBCC thực thi tốt công vụ theo đúng quy định và đạt hiệu quả cao nhất;

+ Phân tích các chính sách và các quá trình tác nghiệp, sử dụng những thông tin này vào việc xem làm thế nào tổ chức có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra;

+ Giúp CBCC quản lý các công việc một cách khoa học, hiệu quả...

- Xây dựng đội ngũ giảng viên và CBCC trong hệ thống quản lý ĐTBD. Đội ngũ giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng ĐTBD vì họ là những người trực tiếp truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho người học, đồng thời tham gia quá trình biên soạn nội dung chương trình, tài liệu. Quản lý và phát triển đội ngũ CBCC trong hệ thống quản lý ĐTBD CBCC nghĩa là việc thực thi nhiệm vụ quản lý đội ngũ CBCC, bao gồm: sử dụng, đãi ngộ, đánh giá và nhiệm vụ phát triển đội ngũ CBCC bao gồm: tuyển dụng, ĐTBD CBCC tạo, bồi dưỡng. Quản lý đội ngũ giảng viên là quản lý cả những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy, nội dung kiến thức, kỹ năng mới, công tác tuyển dụng giảng viên và chuẩn hóa các chương trình, giáo trình, tài liệu dành cho ĐTBD CBCC. Do tính chất quan trọng và đặc điểm của ĐTBD CBCC nên cần xây dựng đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo mà còn cần một đội ngũ giảng viên kiêm chức. Cần thu hút những CBCC quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm tham gia vào công tác ĐTBD CBCC.

- Quản lý chất lượng ĐTBD CBCC. Chất lượng ĐTBD CBCC ngoài việc gắn với tiêu chuẩn công chức hành chính thì phải gắn với các yếu tố: Khuôn khổ pháp lý, nội dung ĐTBD; môi trường học tập, chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý ĐTBD CBCC...

Thứ ba, thanh tra, kiểm tra trong ĐTBD CBCC. Thanh tra, kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý hành chính nhà nước về ĐTBD CBCC. Qua

đó giúp tìm ra sai sót, hạn chế của công tác QLNN về ĐTBD CBCC, từ đó đưa ra các biện pháp để khắc phục sai sót, nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về ĐTBD CBCC.

1.3.5. Văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.

Sau khi Luật CBCC số 22/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, các văn bản liên quan đến tổ chức thực hiện công tác ĐTBD CBCC được soạn thảo và ban hành khá đầy đủ, kịp thời như:

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức;

- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2011- 2015; Quyết định 163/QĐ-TTg ngày 25/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho công tác ĐTBD CBCC; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/ NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức, ...

Có thể nói các văn bản đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới toàn diện trên các mặt: chế độ ĐTBD CBCC; tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức và quản lý ĐTBD CBCC, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng CBCCVC trong hoạt động ĐTBD; đổi mới hình thức và nội dung các chương trình ĐTBD nhằm nâng cao kỹ năng hành chính cho công chức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức; tạo lập cơ sở pháp lý để kiểm soát chất lượng ĐTBD CBCCVC. Những nội dung đó đã góp phần:

- Làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của các cấp các ngành và chính bản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)