5. Đóng góp của nghiên cứu
2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2. 1. Cơ cấu lao động theo giới tính, phân bổ lao động tại các đơn vị
TT Tên đơn vị Tổng số trọng Tỷ Giới tính
Nam Nữ
I Ban lãnh đạo cục 4 1,5% 3 1
II Các đơn vị tham mưu 80 30,6% 36 44
1 Phòng Tổ chức cán bộ 5 2 3
2 Trung tâm dữ liệu và CNTT 11 8 3
3 Phòng Giám sát quản lý về hải quan 6 2 4
4 Phòng Thuế xuất nhập khẩu 5 2 3
5 Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm 6 5 1
6 Phòng Quản lý rủi ro 7 3 4
7 Phòng Thanh tra 5 0 5
8 Phòng Tài vụ - Quản trị 9 2 7
9 Văn phòng cục 26 12 14
III Các đơn vị trực thuộc 178 67,9% 120 58
1 Chi cục Hải quan CK cảng Vũng Tàu 49 32 17
2 Chi cục Hải quan cảng Cát Lở 26 18 8
3 Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép 30 21 9
5 Chi cục Hải quan Côn Đảo 16 11 5
6 Chi cục Kiểm tra sau thông quan 17 10 7
7 Đội kiểm soát hải quan 14 11 4
Tổng 262 100 159 103
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2017, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Nguồn lực là yếu tố quan trọng của một tổ chức, việc phân bổ nguồn nhân lực ở các đơn vị có một vai trò quan trọng, hiện nay do hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hải quan, các quy trình từng bước hoàn thiện nên công việc tác nghiệp chủ yếu được thực hiện tại các Chi cục. Do đó phân bổ lao động ở các đơn vị tương đối hợp lý: Số lượng nhân viên ở khối văn phòng làm công tác tham mưu, giúp việc là 80 người, chiếm 30,5%; số lượng nhân viên tác nghiệp trực tiếp là 178 người, chiếm 67,8%.
Tỷ lệ công chức nam là 159 người, chiếm 60,7%; công chức nữ là 103 người chiếm 39,3%. Tỷ lệ giữa nam và nữ chênh lệch không đáng kể, xét trong phạm vi công việc đặc thù của Cục Hải quan Tỉnh thì tỷ lệ này chưa hợp lý, bởi vì Cục Hải quan có những công việc đặc thù rất khó để sử dụng lao động nữ, ví dụ như công việc điều tra, nắm tình hình, theo dõi đối tượng của Đội Kiểm soát, công việc trực ca đêm của các Đội giám sát tại Cảng biển.
2.2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn.
Trình độ chuyên môn công chức Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày một nâng cao, trước đây do mặt bằng trình độ nói chung và do yếu tố chính trị, chủ yếu cán bộ công chức được chuyển ngành từ bộ đội hoặc chưa tốt nghiệp đại học. Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức đã được chuẩn hoá, số lượng công chức có trình độ thạc sĩ là 25 người chiếm 9,5%, trình độ đại học 183 người chiếm 69,8%, trình độ cao đẳng là 16 người chiếm 6,1%, trình độ trung cấp trở xuống 38 người chiếm 14,5%. Số người có trình độ trung cấp trở xuống chủ yếu được bố trí làm các công tác giám sát hải quan, văn thư, lưu trữ, lái xe, lái ca nô, tạp vụ…
Bảng 2. 2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn STT Trình độ học vấn Tổng số Tỷ trọng Giới tính Nam Nữ 1 Tiến sĩ 0 0 0 0 2 Thạc sĩ 25 9,5% 14 11 3 Cử nhân, kỹ sư 183 69,8% 106 77 4 Cao đẳng 16 6,1% 13 3 5 Trung cấp 15 5,7% 13 2 6 Trình độ khác 23 8,8% 13 10 Tổng 262 100 159 103
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2017, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
2.2.3. Biên chế của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tính đến 31/12/2017 biên chế công chức của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 262 người, trong đó có 04 Lãnh đạo Cục, 87 công chức giữ chức vụ cấp Phòng, Tổ, Đội, 171 công chức theo chức danh chuyên môn.
Từ năm 2014 đến nay, biên chế của Cục Hải quan Tỉnh giảm đáng kể. Vấn đề biên chế hoạt động luôn là một khó khăn thường trực do số biên chế liên tục sụt giảm trong thời gian qua. Biên chế thực tế làm việc của đơn vị luôn thấp hơn nhiều so với định biên được giao trong các năm từ 2014 - 2017. Đặc biệt trong năm 2015, biên chế giảm mạnh và thiếu nghiêm trọng, chỉ có 253 công chức làm việc so với định biên 272 công chức. Số liệu cụ thể trong 04 năm từ 2017 đến 2020 như sau:
Bảng 2. 3. Biên chế của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017 –
2020
Năm Biên chế được giao (người) Biên chế có mặt (người)
2017 272 269
2018 272 253
2019 262 256
2020 262 261
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ -Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Từ năm 2017 đến nay Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không được cấp thêm biên chế và sẽ còn tiếp tục phải thực hiện ít nhất đến năm 2021 (theo cơ chế tài chính – biên chế ngành Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua). Trong khi đó ngành Hải quan vẫn phải triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Đảng, Nhà nước nêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và các văn bản pháp quy của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.
Với khối lượng công việc tăng liên tục, trung bình mỗi năm tăng từ 10% trở lên nhưng biên chế không được tăng nên cũng có ảnh hưởng đến công tác quy hoạch cán bộ, công chức nói chung.
Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện quản lý 52 cảng biển, trong đó có 31 cảng chuyên dùng, 6 cảng tổng hợp, 06 cảng Container và 09 cảng dầu khí ngoài khơi. Một số cảng chưa được đưa vào khai thác, sử dụng nên Cục Hải quan tỉnh chưa bố trí lực lượng công chức kiểm tra, giám sát. Tương lai khi các Cảng đi vào hoạt động, Cục Hải quan Tỉnh sẽ phải bố trí đủ lực lượng để triển khai công tác chuyên môn nghiệp vụ tại các Cảng này.
- Ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính đơn vị còn phải thực hiện thêm nhiệm vụ soi chiếu phóng xạ (Megaports) theo chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Riêng nhiệm vụ này cần đến 12 biên chế, tuy nhiên đơn vị vẫn
chưa được bổ sung mà phải điều chỉnh trong nội bộ để đảm bảo thực hiện tốt công tác nghiệp vụ.
- Tháng 11/2015, theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan, đơn vị đã tiếp cận và cử công chức tham dự khóa đào tạo lý thuyết trong khuôn khổ Chương trình kiểm soát Công – ten –nơ (CCP) do Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) tài trợ. Công việc này được triển khai tại Cục Hải quan Tỉnh từ tháng 5 năm 2017. Để triển khai công tác này, Cục Hải quan Tỉnh đã phải thành lập nhóm triển khai PCU gồm 10 công chức, thay phiên nhau trực và giám sát tại phòng máy PCU.
- Lượng công chức xin chuyển vùng công tác đến các đơn vị khác theo diện hợp lý hóa gia đình và lượng công chức đến tuổi nghỉ hưu đã làm giảm đáng kể biên chế của đơn vị trong năm 2015, 2016. Dự kiến trong giai đoạn 2018 – 2022 số công chức chuyển vùng khoảng 20 người và nghỉ hưu là 25 người.
Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực cũng như phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong quy hoạch đang là bài toán được đặt ra của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
2.3. Hiện trạng về số lượng nguồn nhân lực tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tàu
Tổng số nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh BR-VT qua các năm từ 2016 đến 2020 (không bao gồm nhân viên hợp đồng làm các công việc giản đơn theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính Phủ) được thể hiện cụ thể theo bảng sau:
Bảng 2. 4. Số lượng nguồn nhân lực theo nhóm tuổi
(Đơn vị tính: Người) Nguồn nhân lực theo nhóm tuổi Năm 2016 Cơ cấu (%) Năm 2017 Cơ cấu (%) Năm 2018 Cơ cấu (%) Năm 2019 Cơ cấu (%) Năm 2020 Cơ cấu (%) Dưới 30 tuổi 97 30,7 80 20,1 62 23,1 53 20,9 53 20,7 Từ 30-50 tuổi 152 56,6 139 50,5 147 54,6 141 55,7 142 55,5 Trên 50 tuổi 36 12,7 56 20,4 60 22,3 59 23,3 61 23,8 Tổng số 285 275 269 253 256
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh BR-VT
Hình 2. 2. Nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh BR-VT giai đoạn 2016-2020 theo
Trong giai đoạn 2016 đến 2020, số lượng cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh BR-VT có biến động nhẹ và đa số là giảm về số lượng, theo nhu cầu hiện đại hóa hải quan và yêu cầu tinh giản biên chế chung của nhà nước. Ngoài ra, số công chức nghỉ hưu trí theo tự nhiên, số công chức xin chuyển vùng công tác đến một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác theo diện hợp lý hóa gia đình cũng là nguyên nhân làm số lượng công chức thực tế làm việc qua các năm.
Tuy nhiên do hệ thống cảng biển tại khu vực tỉnh BR-VT không ngừng phát triển trong 05 năm qua, dẫn đến khối lượng công việc thực tế ngày càng tăng, trong khi biên chế của Cục Hải quan tỉnh BR-VT chưa đủ đáp ứng nên một số đơn vị Hải quan cửa khẩu và các Phòng chức năng phải bố trí một cán bộ công chức kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc.
Trong những năm gần đây, Cục Hải quan tỉnh BR-VT được giao bổ sung thực hiện thêm một số nhiệm vụ mới như triển khai thực hiện phương thức quản lý Hải quan hiện đại (áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro); dịch vục công trực tuyến; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyển dần từ tiền kiểm sang hậu kiểm; thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; tổ chức thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất; thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma túy, chống rửa tiền, chống khủng bố, và đặc biệt là triển khai nhiệm vụ duy nhất hiện nay trong ngành Hải quan là soi chiếu phát hiện phóng xạ (Megaports), … nhưng biên chế làm việc thực tế không bổ sung kịp.
Ngoài ra trong giai đoạn tới khi mà hệ thống các cảng biển và khu công nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng mạnh, đặc biệt là hệ thống cảng biển thuộc Loại IA - cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển container quốc tế theo quy hoạch điều chỉnh hệ thống cảng biển tại tỉnh BR-VT đến năm 2020 - định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1037/QĐ-TTgngày 24 tháng 6 năm 2014, thì hệ thống cảng biển tại tỉnh BR-VT là một hệ thống cảng biển lớn nhất cả nước, thì Cục Hải quan tỉnh BR-VT cần phải bổ sung một lượng biên chế không nhỏ.
Như vậy tình hình về số lượng nguồn nhân lực hiện nay tại đơn vị là thiếu và dự báo sẽ tiếp tục thiếu. Vì vậy, nếu như Cục Hải quan tỉnh BR-VT không chủ động được trong việc phát triển nguồn nhân lực về số lượng; cũng như Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan không định hướng, xem xét cấp bổ sung biên chế cho Cục Hải quan tỉnh BR-VT trong thời gian tới thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
2.4. Hiện trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Vũng Tàu
Về hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh BR-VT, có thể phân chia ra làm các loại như sau:
2.4.1. Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn được đào tạo
Bảng 2. 5. Chất lượng nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh BR-VT theo trình độ
đào tạo giai đoạn từ 2016 đến 2020
Đơn vị tính: Người
Trình độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Trung học 8 7 7 7 7 Trung cấp 13 15 14 14 13 Cao đẳng 44 37 31 24 19 Đại học 212 205 201 190 197 Thạc sỹ 7 11 16 18 20 Tiến sỹ 1 0 0 0 0 Tổng cộng: 285 275 269 253 256
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh BR-VT
Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo của Cục Hải quan tỉnh BR-VT trong 5 năm qua, giai đoạn từ 2016-2020 chủ yếu có biến động tăng về trình độ sau đại học (Thạc sỹ) và giảm tỷ lệ trình độ cao đẳng, trung cấp. Điều này cho thấy trình
độ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trình độ đào tạo ở bậc trung học cơ sở vẫn còn, không giảm qua các năm, nguyên nhân là do một số cán bộ công chức lớn tuổi, không có khả năng phát triển nên không phấn đấu nâng cao trình độ.
Với chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo đã phần nào đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh BR-VT nói riêng và ngành Hải quan Việt Nam nói chung.
2.4.2. Chất lượng nguồn nhân lực theo ngạch công chức hải quan
Bảng 2. 6. Chất lượng nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh BR-VT theo ngạch
công chức giai đoạn từ 2016 đến 2020
(Đơn vị tính: Người) Ngạch công chức Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nhân viên hải quan 15 12 11 11 11
Kiểm tra viên Trung cấp và
tương đương 62 61 60 46 45
Kiểm tra viên cao đẳng hải
quan và tương đương 0 9 9 9 10
Kiểm tra viên hải quan và
tương đương 188 175 172 172 168
Kiểm tra viên chính hải
quan và tương đương 19 18 17 14 21
Kiểm tra viên cao cấp hải
quan và tương đương 1 0 0 0 0
Chuyên viên cao cấp 0 0 0 1 1
Tổng cộng: 285 275 269 253 256
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh BR-VT
Chất lượng nguồn nhân lực theo ngạch công chức hải quan phần nào tương ứng và tỷ lệ thuận với chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo. Thực tế có biến
động tăng mạnh ở ngạch kiểm tra viên chính hải quan (tăng 50%) - ngạch thể hiện mức độ hiểu biết và quản lý ở mức trung cao cấp của công chức Hải quan Việt Nam. Với chất lượng nguồn nhân lực theo ngạch công chức hải quan nêu trên phần nào đã đáp ứng được yêu cầu cải cách, phát triển và hiện đại hóa của Cục Hải quan tỉnh BR-VT trong giai đoạn tới.
2.4.3. Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Tin học học
Bảng 2. 7. Chất lượng nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh BR-VT theo trình độ
lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Tin học giai đoạn từ 2016 đến 2020
Đơn vị tính: Người Trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chính trị Sơ cấp 218 146 145 147 85 Trung cấp 34 4 4 3 68 Cao cấp 33 30 29 28 33 Tin học Hạn chế 14 0 0 0 0 Cơ sở (A,B,…) 248 261 256 239 241 Cử nhân 23 14 13 14 15 Ngoại ngữ Hạn chế 5 0 0 0 0 Cơ sở (A,B,C) 256 255 255 233 236 Cử nhân 24 20 14 20 20
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh BR-VT
Chất lượng nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh BR-VT theo trình độ về lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ trong giai đoạn 2016-2020 cũng đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chung của Cục Hải quan tỉnh BR-VT. Đặc biệt về lý luận chính trị và trình độ tin học, đa số cán bộ công chức nắm vững lý luận chính trị và đều biết sử dụng, ứng dụng các chương trình nghiệp vụ của ngành Hải quan trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên một hạn chế trong thực tiễn tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT là đối với
chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ ngoại ngữ, do không tiếp xúc và sử dụng ngoại ngữ thường xuyên nên trình độ ngoại ngữ giao tiếp thực tế của cán bộ công chức có xu hướng giảm xuống, mặc dù trình độ qua các năm đều tăng. Có thể đây là thực trạng chung của công chức cả nước khi mà làm công việc không tiếp xúc với