5. Đóng góp của nghiên cứu
1.8. Quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng 4.0
1.8.2. Cơ hội và thách thức của cuộc CMCN 4.0 đối với nguồn nhân lực
1.8.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, mở ra xu thế mới trong làm việc, tuyển dụng và đào tạo:
Do sự tiến bộ và thay đổi nhanh chóng từ cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra, có thể dẫn đến xuất hiện hình thái kinh tế toàn diện nhiều lĩnh vực, làm thay đổi phương thức làm việc con người trong mọi hoạt động xã hội. Theo đó, người lao động sẽ loại bỏ được những công việc cơ bản, có yếu tố lặp đi lặp lại thường xuyên, tập trung vào các kỹ năng mang tính chất kiểm soát robot, máy móc. Một số ví dụ điển hình theo báo cáo của Ernt and Young và Tapestry Network (2018).
Các Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand tiết kiệm chi phí hàng năm trên 30% ở một số chức năng nhất định khi tự động hóa hơn 40 quy trình được kể từ năm 2015 thông qua tự động hóa hoàn toàn quy trình thanh toán, cho vay có thế chấp và báo cáo kiểm toán nửa năm.
Nguồn lao động có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được chú trọng ưu tiên hơn các lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao.
Thứ hai, cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động.
Việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy năng suất lao động và tạo khả năng nâng cao mức thu nhập. Cuộc CMCN 4.0 đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể phục vụ người tiêu dùng. Chỉ đơn giản với một thiết bị như một máy tính bảng, chúng ta có thể đọc sách, lướt web và thông tin liên lạc, sở hữu khả năng xử lý tương đương với 5.000 máy tính để bàn của 30 năm trước, với chi phí lưu trữ thông tin gần như bằng không (ngày nay lưu trữ 1GB có chi phí trung bình ít hơn 0,03 USD một năm, so với hơn 10.000 USD thời điểm cách đây 20 năm). Trong khi đó, những công cụ này hỗ trợ rất hữu hiệu trong việc làm, gia tăng năng suất lao động và từ đó cải thiện thu nhập.
Thứ ba, người lao động được kế thừa những nghiên cứu của các nước phát triển.
Với việc đi sau và thừa hưởng những thành tựu từ cuộc CMCN 4.0 do thế giới để lại sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được một cơ số thời gian nghiên cứu. Thay vào đó khi vận dụng các công nghệ này giúp cho nguồn nhân lực trong nước có thể kế thừa nhanh chóng các tiến bộ của công nghệ, vận dụng vào công việc và tối ưu hóa năng suất lao động.
1.8.2.2. Thách thức
Thứ nhất, thách thức xác định nhu cầu đào tạo
Bao gồm nhu cầu đào tạo cho đối tượng người học mới, đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp, đối tượng học bổ sung, nâng cấp trình độ và đào tạo lại). Với bối cảnh chuyển đổi: (i) từ người lao động phục vụ máy và công cụ sang máy và công cụ phục vụ người lao động (robot sẽ làm thay thế phần lớn người làm việc); (ii) lao động thực hiện nhiệm vụ một cách lặp đi lặp lại sang lao động ứng dụng tri thức. Từ đó sẽ đặt ra thách thức đào tạo đáp ứng cả chất lượng, tính hiệu quả của lực lượng lao động với sự thay đổi công nghệ. Các tổ chức cần nhìn nhận lại những công việc mà dự kiến
trong tương lai có thể tự động hóa bởi robot, từ đó giảm dần nhu cầu đào tạo đối với lĩnh vực này. Thay vào đó, tập trung xác định những nhu cầu đào tạo mang tính tri thức, ứng dụng cao vào công việc, giúp người lao động có thể kiểm soát được hệ thống và gia tăng năng suất lao động hiệu quả.
Thứ hai, áp lực về nâng cao trình độ của người lao động và nâng cao năng suất lao động.
Lực lượng lao động Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là lao động có trình độ tay nghề thấp và năng lực đổi mới sáng tạo của đội ngũ lao động Việt Nam hạn chế. Do đó, nâng cao năng suất lao động là đòi hỏi cấp bách để thị trường lao động phát triển, đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế dưới ảnh hưởng của CMCN 4.0. Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Cuộc CMCN 4.0 cũng được xem là vấn đề trung tâm, thách thức lớn đối với Việt Nam khi nguồn nhân lực trong thị trường kỹ thuật số, trong lĩnh vực CNTT và công nghệ cao đang thiếu hụt trầm trọng.
Thứ ba, đòi hỏi tính linh hoạt trong việc đào tạo, đi tắt đón đầu.
Người lao động cần được đào tạo những nghề chưa từng tồn tại trước đó và nghề mà việc làm sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh.