5. Đóng góp của nghiên cứu
1.3.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
Cũng từ đặc điểm riêng của hoạt động ĐTBD CBCC nên hoạt động QLNN về ĐTBD CBCC có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể QLNN về ĐTBD CBCC là các cơ quan QLNN có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Đây là đặc trưng được pháp luật quy định cụ thể, quy định những cơ quan nào có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ QLNN về ĐTBD CBCC theo từng cấp quản lý. Nghị định 18/2010/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền quản lý công tác ĐTBD bao gồm: Bộ Nội vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ hai, QLNN về ĐTBD CBCC là hoạt động tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung này được quy định trong Luật CBCC năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Hơn nữa, Nhà nước ta là nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa nên các các hoạt động quản lý đề phải dựa trên cơ sở pháp luật. Vì vậy, tất cả các hoạt động QLNN đều phải dựa trên cơ sở của pháp luật để tránh khả năng chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Thứ ba, QLNN về ĐTBD CBCC phù hợp với quy hoạch chung của toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước nhưng phải dựa trên nhu cầu thực tế của từng cơ quan, đơn vị vì mỗi cơ quan, đơn vị có những nhu cầu về số lượng, nội dung, phương thức ĐTBD khác nhau.
Thứ tư, QLNN về ĐTBD CBCC là nội dung quản lý đặc biệt, tuân theo các phương pháp quản lý chung (phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế) để đạt các mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, đạo đức công vụ.