Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 25)

Theo Breusch (1979) thì về bản chất ngân hàng thương mại cũng có thể được coi như một tập đoàn kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép. Tuy nhiên, khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư và khả năng sinh lời cũng chính là yếu tố mà các NHTM đo lường cho HQKD của họ.

Theo Minh (2004) trong hoạt động của ngân hàng thương mại, theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau: (1) Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiếu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác. (2) Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng. Sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vì ngân hàng thương mại là tổ chức trung

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quần24

gian tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế. Do đó sự biến động của nó sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến các ngành kinh tế quốc dân khác.

Dựa trên các tóm tắt về khái niệm của hiệu quả thì phát triển khái niệm của hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đó chính là mức độ hiệu quả của ngân hàng thương mại sử dụng các yếu tố đầu vào dựa trên việc sẽ trả chi phí cho các yếu tố này và sau đó thu được nguồn lợi từ các sản phẩm đầu ra của mình (Dờn, 2010) và theo Minh (2004) thì để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại có thể được chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.

2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Hiện nay có nhiều chỉ tiêu tài chính để đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, tuy nhiên theo Hoàng (2011) nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời thường được sử dụng một cách phổ biến để đo lường HQKD của NHTM.

Khả năng sinh lời được xem là một trong những chỉ tiêu phản ảnh tổng hợp tình hình kinh doanh cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận và xem xét đến các yếu tố rủi ro đối với ngân hàng vì vậy thông qua chỉ tiêu này ngân hàng có thể đánh giá HQKD của mình một cách tổng quát. Hai chỉ tiêu phổ biến để đo lường khả năng sinh lời là ROA, ROE để nghiên cứu.

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ lệ này được tính bằng tỷ số phần trăm của lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân của NHTM.

ROA = Lơi nhuần sau thuế

Tong tài sản binh quânx100

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của NHTM, nó thể hiện được hiệu quả quản lý cũng như ngân hàng đã sử dụng tài sản của mình để có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. ROA càng cao thể hiện khả năng sinh lời của

25

ngân hàng càng cao. Nhưng có một số trường hợp ROA cao không hẳn từ việc NHTM

khai thác hiệu quả sử dụng tài sản mà có thể do việc đầu tư thiếu hụt vào tài sản là cho giá trị tài sản giảm xuống gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài sau này của ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu bình quân trong kì.

ngân hàng hay lợi nhuận của các cổ đông được nhận được khi đầu tư vào ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư càng cao, vì nó chứng minh được việc ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông đầu tư. Tuy nhiên, ROE

càng cao không hẳn do ngân hàng đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu mà do việc ngân hàng giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu và tăng tỷ trọng vốn vay khiến cho mẫu số của tỷ số ROE nó giảm xuống thì ROE sẽ tăng lên nhưng việc làm này sẽ khiến cho ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro thanh toán, rủi ro vỡ nợ hay rủi ro phá sản cũng tăng theo nếu mất kiểm soát.

Trong nghiên cứu này, khóa luận chọn chỉ tiêu ROE để đại diện cho HQKD do nếu sử dụng ROA để phân tích thì các tổ chức được thu thập số liệu phải có sự tương đồng về quy mô kinh doanh tại thời điểm lấy số liệu. Mặt khác, đối với chỉ tiêu ROE sẽ có thể trực quan hơn việc các nhà đầu tư vào ngân hàng sẽ nhận được bao nhiêu đồng lời trên số vốn của mình bỏ ra.

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước

26

Đình và Hạnh (2017) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam, nhóm tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu của 10 NHTM được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ 2007 - 2016. Nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng phần mềm thống kê SPSS 23.0 để cho ra kết quả của mô hình hồi quy bình phương OLS. Trong đó, ROA và ROE là biến phụ thuộc đại diện cho HQKD của NHTM và các biến đa dạng hóa thu nhập, quy mô ngân hàng, tỷ lệ giữa tiền gửi và nợ phải trả có tương quan dương với ROA, ROE. Ngược lại, tỷ lệ

VCSH/tổng tài sản, sự tập trung tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất, điểm Z của lĩnh vực ngân hàng có tương quan âm với ROA, ROE.

Theo Quốc và Thy (2020) trong nghiên cứu của mình về vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam khi có sự hiện diện của các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài, trong công trình của mình nhóm tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 - 2018. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng và mô hình hồi quy theo phương pháp FGLS đã kết luận HQKD của các NHTM được đo lường qua chỉ tiêu ROE và các nhân tố số lượng ngân hàng nước ngoài, cổ phần của ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn huy động từ khách hàng, dự phòng rủi ro cho vay có tương quan âm với HQKD của NHTM Việt Nam. Ngược lại, thì các nhân tố mức độ an toàn vốn, tỷ lệ nợ cho vay trên tổng tài sản, thị trường cổ phiếu của ngân hàng có tương quan dương đến HQKD của NHTM Việt Nam.

Theo Hào và cộng sự (2020) trong nghiên cứu của mình về thu nhập ngoài lãi tác động đến HQKD của NHTM Việt Nam, nhóm tác giả đã thu thập số liệu của 23 NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2018. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng và kết quả của mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để kết luận. Trong đó, HQKD của NHTM Việt Nam nhóm tác giả sử dụng tiêu chí ROA, ROE để đo lường và các nhân tố nghiên cứu tác động đến ROA, ROE

bao gồm nhóm thu nhập ngoài lãi (tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ phí và hoa hồng trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ thu nhập từ ngoại hối trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ thu nhập từ chứng khoán kinh doanh trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ thu nhập từ đầu tư trên thu nhập hoạt động), quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản,. Ket quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, có tương quan dương và hiệu quả chi phí có tương quan âm với ROA, ROE. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản không có tác động đến ROA, ROE.

Theo Tâm và cộng sự (2020) trong nghiên cứu của mình về tác động của hoạt động tái cấu trúc đến hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam từ năm 2008 - 2018. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng phương pháp GMM để kết luận. Trong nghiên cứu này để đo lường hiệu quả tài chính của các NHTM nhóm tác giả đã sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE, trong đó các nhân được xác định để nghiên cứu tác động đến hiệu quả tài chính đó là tỷ lệ nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát và hoạt động tái cấu trúc theo hai giai đoạn là từ năm 2008 - 2011; từ năm 2012 - 2016. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (hệ số an toàn vốn), tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP có tương quan dương và tỷ lệ nợ; tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ lạm phát và hoạt động tái cấu trúc tương quan âm đến hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam.

2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Theo San và cộng sự (2013) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố tác động

đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Malaysia giai đoạn 2003 - 2009, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và kết quả của mô hình tác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM để kết luận. Nhóm tác giả đã sử dụng ba chỉ tiêu đo

28

lường lợi nhuận của ngân hàng đó là ROA, ROE, NIM cùng với các biến độc lập để tạo ra mô hình nghiên cứu. Trong ba biến giải thích trên thì ROA được xem là phù hợp nhất để lý giải về khả năng sinh lời của ngân hàng và trong đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu/trên tổng tài sản, tính thanh khoản, quy mô ngân hàng có tương quan đồng biến với lợi nhuận. Ngược lại thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập lại có mối quan hệ nghịch biến với lợi nhuận, đồng thời các biến số thuộc yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát , tốc độ tăng trưởng GDP không có ảnh hưởng

đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Theo Islam và Nishiyama (2016) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố quyết định tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) của ngân hàng tại 04 quốc gia Nam Á (Băng-

la-đét, Ản Độ, Nê-pan và Pa-ki-xtan). Nghiên cứu định lượng này sử dụng dữ liệu bảng của 230 ngân hàng với phương pháp nghiên cứu là mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) trong giai đoạn năm 1997-2012. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, dự trữ bắt buộc và chi phí hoạt động trên

tổng tỷ lệ tài sản ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng. Ngược lại, quy mô ngân hàng tương đối, mức độ tập trung của thị trường và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận ròng.

Theo Arjeta và Miranda (2018) trong nghiên cứu của mình về mối quan hệ giữa quản lý rủi ro và HQKD của các NHTM thuộc hiệp hội ngân hàng Albania, nhóm

tác giả đã sử dụng dữ liệu của các NHTM thuộc hiệp hội này trong thời gian 7 năm từ

2008 - 2015, nghiên này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và dùng phần mềm thống kê SPSS cùng kết quả mô hình hồi quy bình phương OLS để kết luận biến

phụ thuộc đại diện cho HQKD của NHTM tại Albanian đó là ROE, ROA trong đó dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan âm và hệ số an toàn vốn có tương quan dương với ROE, ROA.

Theo Eissa và cộng sự (2018) trong nghiên cứu của mình về các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Ản Độ, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu của 69 NHTM tại Ản Độ trong 10 năm từ năm 2008 - 2017, nghiên này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và kết quả của mô hình hồi quy OLS,

FEM, REM để kết luận các nhân tố tác động khả năng sinh lời. Trong đó khả năng sinh lời được đo lường qua ROA, ROE, NIM và các biến độc lập bao gồm logarit tổng

tài sản ngân hàng, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ tài sản thanh khoản, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản quản lý, hiệu quả hoạt động, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, số lượng chi nhánh, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ làm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay. Trong đó logarit tổng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản, tỷ lệ tài sản quản lý có tương quan dương với ROA, ROE, NIM và ngược lại tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ làm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay có tương quan âm đến ROA, ROE, NIM. Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.

Theo Muhindi và Domnic (2018) trong nghiên cứu của mình về quy mô ngân hàng tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM tại Kenya, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu thu thập của 42 NHTM tại Kenya trong giai đoạn từ 2012 - 2016 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với kết quả mô hình hồi quy OLS để kết luận. Trong đó quy mô ngân hàng bao gồm các nhân tố quy mô tài sản, số lượng chi nhánh, vốn chủ sở hữu, giá trị sổ sách của các khoản cho vay có tương quan dương

với hiệu quả tài chính của ngân hàng được đo lường thông qua ROA.

Theo Yalemselam (2019) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại quốc gia Ethiopian, tác giả đã sử dụng số liệu thu thập của các NHTM tại quốc gia này trong 10 năm từ 2008 - 2017 và sử dụng

phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với kết quả mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) để kết luận các nhân tố cũng như mức độ tác động của chúng đến HQKD

Tác

giả/Năm Vấn đề nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu Các nhân tố và chiều tác động đến ______________HQKD _________ Đình và Hạnh (2017)

Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh từ đa dạng hóa thu nhập tại

các NHTM Việt Nam

Nghiên cứu định lượng sử dụng kết quả của mô hình hồi quy bình phương OLS

Đa dạng hóa thu nhập, quy mô ngân hàng, tỷ lệ giữa tiền gửi và nợ phải trả tương quan dương (+). Tỷ lệ VCSH/tổng tài sản, sự tập trung tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất, điểm Z lĩnh vực ngân hàng tương âm (-).__________ 30

của các NHTM. Trong đó, biến phụ thuộc đo lường cho HQKD của các NHTM đó là ROA và các biến mức độ an toàn vốn, quy mô ngân hàng có tương quan dương với HQKD của NHTM, ngược lại các nhân tố hiệu quả hoạt động, rủi ro thanh khoản, tỷ giá hối đoái có tương quan âm với HQKD của NHTM tại Ethiopian.

Theo Tadesse và Enyew (2019) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Ethiopian, tác giả đã sử dụng số liệu thu thập từ 18 NHTM từ quốc gia này từ năm 2007 - 2016 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với kết quả của mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) để kết luận các nhân tố tác động đến HQKD của các NHTM. Trong đó, để đo lường HQKD của các NHTM nhóm tác giả sử dụng chỉ tiêu ROA và các nhân tố sau được nghiên cứu tác động của chúng đến ROA bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ an

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 25)