Tỷ lệ thanh khoản

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 41 - 42)

Theo Hoàng (2010) thì tính thanh khoản của NHTM được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu khách hàng rút các khoản tiền gửi hay giải ngân các khoản vay tín dụng mà ngân hàng đã cam kết. Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro mà bất cứ ngân hàng nào cũng rất e sợ và nó là một trong những nguyên nhân đe dọa nghiêm trọng trong lĩnh vự tài chính, ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nếu ngân hàng không đủ nguồn vốn cần thiết trên thị trường để đáp ứng các nhu cầu hay mất khả năng thanh toán thì sự uy tín của ngân hàng sẽ bị đe dọa cùng với đó là kéo theo sự

39

suy thoái của toàn hệ thống ngân hàng, vì vậy tỷ lệ thanh khoản hay quản lý thanh khoản là một trong những công tác rất quan trọng nhằm quản trị rủi ro và duy trì hoạt động tài chính ổn định cho ngân hàng. Để phục vụ cho nghiên cứu thì tỷ lệ nợ cho vay/tổng tiền gửi huy động để đo lường tính thanh khoản. Tỷ lệ này cho biết phần trăm các khoản cho vay đến từ những nguồn huy động, tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản càng thấp đồng nghĩa với việc nợ cho vay của ngân hàng đang nằm trong tình trạng khó thu hồi hay ngân hàng thiếu thanh khoản để có thể tất toán các tài khoản tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng hay thực hiện các hạng mục đầu tư khác để tạo ra thêm lợi nhuận cho ngân hàng vì vậy theo Eissa và cộng sự (2018); Tadesse và Enyew

(2019) ; Osama và Anwar (2020) cho rằng hiệu quả kinh doanh của NHTM có mối

quan hệ với tính thanh khoản.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w