KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 72 - 73)

Ket quả nghiên cứu từ 22 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2015 - 2020, cho thấy HQKD của ngân hàng bị tác động bởi các nhân tố:Quy mô ngân hàng (+); Tỷ lệ an toàn vốn (+); Hiệu quả quản lý (-); Tỷ lệ thanh khoản (+); Dự phòng rủi ro tín dụng (-); Tốc độ tăng trưởng kinh tế (+); Tỷ lệ lạm phát (-).

Đối với yêu tố quy mô ngân hàng có tương quan dương với hiệu quả tài chính của ngân hàng điều này chứng tỏ nếu quy mô ngân hàng càng lớn thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong ngành lại càng lớn, tạo ra uy tín và sự tin tưởng của khách hàng từ đó dẫn đến việc khách hàng bị thu hút và làm việc với ngân hàng nhiều hơn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng từ đó nâng cao được hiệu quả tài chính cho ngân

hàng.

Tiếp đó, tỷ lệ an toàn vốn có tương quan dương với hiệu quả tài chính, khi ta đối sánh công thức để đo lường cho yếu tố này là Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản thì ta thấy rằng khi tỷ lệ này càng tăng có nghĩa là ngân hàng đã giảm thiểu được áp lực cũng như rủi ro thanh toán từ đó đồng thời có thể tận dụng cơ hội này để nâng cao hiệu quả tài chính.

Hiệu quả quản lý được đo lường bằng tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập và nhân tố này tương quan ngược chiều với hiệu quả quản lý điều này cho thấy trong quá

trình hoạt động của ngân hàng thì việc quản lý chi phí hay tiết kiệm được chi phí càng

nhiều càng tốt nắm nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tài chính hay gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu tỷ lệ này càng

tăng có nghĩa là hiệu quả tiết kiệm chi phí hay hiệu quả quản lý của ngân hàng còn thấp sẽ gây ra tổn thất thu nhập hay hiệu quả tài chính của các ngân hàng.

Bản thân các ngân hàng khi kinh doanh thì hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận nhiều nhất nhưng cũng chính hoạt động này mang lại nhiều rủi ro

nhất cho ngân hàng điển hình là các rủi ro liên quan đến nợ xấu và nợ quá hạn. Vì vậy, các ngân hàng để dự phòng cho khoản nợ này thì phải trích lập dự phòng tuy nhiên điều này dẫn đến việc lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị giảm xuống đồng thời làm cho hiệu quả tài chính cũng giảm xuống nên kết quả nghiên cứu đã cho ta thấy nhân tố dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan âm với hiệu quả tài chính.

Tỷ lệ thanh khoản được xem là tỷ lệ mà ngân hàng thương mại dùng để duy trì

tốt các hoạt động của ngân hàng hay nói cách khác thanh khoản ngân hàng tốt thì có thể ứng phó với các rủi ro bất ngờ ập đến đối với ngân hàng thương mại tạo ra lợi thế tốt cho HQKD của ngân hàng thương mại gia tăng và không bị đe dọa bởi những rủi ro không lường trước, tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng tăng thì việc kinh doanh của ngân hàng càng phát triển, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển công việc làm ăn và làm việc nhiều hơn với ngân hàng vì thế tạo ra thu nhập nhiều hơn cho ngân hàng đồng thời trong môi trường kinh tế tăng trưởng thì cả ngân hàng và khách hàng đều thuận lợi trong việc làm ăn vì thế những khoản nợ tín dụng cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng và hạn chế được rủi ro từ đó nâng cao được HQKD của ngân hàng, vì vậy kết quả của nghiên cứu cho thấy nhân tố này tương quan dương với hiệu quả tài chính. Ngược lại trong môi trường kinh tế lạm phát thì cơ hội làm ăn của các đối tượng kinh tế trở nên khó khăn gây ảnh hưởng cũng làm suy giảm HQKD của NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 72 - 73)