PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 59 - 60)

Nghiên cứu dữ liệu của 22 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 5 năm giai đoạn 2015-2019, tương đương 80 quan sát. Từ bảng 4.1, kết quả thống kê mô tả các biến như sau:

SIZE | 82 0.38 01.000 CEA | 0.0462- -0.4069 001.00 ME | 0.1053- 30.104 070.12 01.000 LIQ | 80 0.37 10.281 -0.2949 10.019 01.000 LLR | 0.1308- -0.0285 -0.0917 -0.1501 0.0388- 1.0000 GDP | 28 0.25 -0.0121 -0.1464 -0.1521 80.064 0.002- 1.0000 CPI | 80 0.01 20.065 -0.0937 -0.1207 40.142 0.1271 0.1106 1.0000 Nguồn: Xử lỷ từ BCTC của các ngân hàng

Nguồn: Xử lý từBCTC của các ngân hàng

Đối với ROE thì giá trị trung bình là 8,61% có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ tạo ra được 8,61 đồng lợi nhuận với độ lệch chuẩn là 6,16%. Tỷ lệ ROE lớn nhất 24,44% của ngân hàng ACB năm 2016 và thấp nhất là 0,03% của ngân hàng EIB năm 2019. Đối với quy mô ngân hàng (SIZE) thì giá trị trung bình là 8,255 với độ lệch chuẩn là 39,98%. Quy mô ngân hàng lớn nhất là 9,1183 của ngân hàng BID năm 2016 và thấp nhất là 7,019 của ngân hàng VIB năm 2017. Đối với độ an toán vốn (CEA) thì giá trị trung bình là 7,84% có nghĩa là trong 100 đồng tài sản của ngân hàng thì có 7,84 đồng là vốn chủ sở hữu với độ lệch chuẩn là 2,27%. Tỷ lệ này cao nhất là 16,13% của ngân hàng TCB năm 2016 và thấp nhất là 3,23% của ngân hàng KLB năm 2016. Đối với hiệu quả chi phí (ME) thì giá trị trung bình là 192,03% có nghĩa là chi phí của các ngân hàng gấp 1,9203 lần thu nhập tạo ra với độ lệch chuẩn là 73,31%. Tỷ lệ này cao nhất là là 525,41% của ngân hàng CTG năm 2020 và thấp nhất là 111,98% của ngân hàng KLB năm 2019. Đối với tỷ lệ thanh khoản (LIQ) thì giá trị

56

trung bình là 60,09% có nghĩa là 100 đồng tiền gửi huy động được thì có 60,09 đồng là ngân hàng cho vay với độ lệch chuẩn là 13,04%. Tỷ lệ này cao nhất là 89,82% của ngân hàng OCB năm 2017 và thấp nhất là 22,01% của ngân hàng MSB năm 2015. Đối với tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLR) thì giá trị trung bình là 1,01% có nghĩa là trong 100 đồng cho vay có 1,01 đồng dự phòng rủi ro với độ lệch chuẩn là 0,471%. Tỷ lệ này cao nhất là 2,165% của ngân hàng HDB năm 2015 và thấp nhất là xấp xỉ 0% của ngân hàng TCB năm 2015. Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) thì giá trị trung bình là 5,93% với độ lệch chuẩn là 1,46%. Tỷ lệ này cao nhất là 7,08% vào năm 2018 và thấp nhất là 2,90% năm 2020. Đối với tỷ lệ lạm phát (CPI) thì giá trị trung bình là 2,95% với độ lệch chuẩn là 1,3%. Tỷ lệ này cao nhất là 5,74% vào năm 2016 và thấp nhất là 0,63% vào năm 2015.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 59 - 60)