Trong các nghiên cứu trong và ngoài nước thì đa phần các tác giả sử dụng hiệu quả quản lý hoạt động tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng hiệu quả
37
quản lý của ngân hàng để biểu thị rõ ràng hơn về các chi phát sinh để duy trì hiệu quả quản lý nguồn nhân lực, hoạch định chiến lược kinh doanh, hiệu quả trong việc quản lý chi phí. Trong giới hạn nghiên cứu của khóa luận thì tác giả đề cập đến hiệu quả quản lý chi phí để xem đây là một nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của ngân hàng. Trong quản lý chi phí được đề cấp thì bao gồm cả việc quản lý các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra và xem xét xem các yếu tố này có đem lại lợi nhuận hay hoạt động hiệu quả hay không (Hoàng, 2010). Mục đích quản lý chi phí để đảm bảo nguồn vốn mà ngân hàng huy động được luôn được sử dụng hiệu quả và đạt được mục đích kinh doanh cao nhất. Vì vậy, thước đo hiệu quả quản lý chi phí là tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu từ hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Thước đo này phản ánh mỗi quan giữa đầu vào và đầu ra hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của ngân hàng. Mặt khác có thể cho rằng, quản lý chi phí của ngân hàng quyết định sự tồn tại của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể sử dụng nguồn lực tối ưu nhất đó là kết quả của Hào và cộng sự (2020), mặt khác quản lý chi phí càng hiệu quả thì HQKD cũng được nâng cao. Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng thương mại thường nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên theo Yalemselam (2019); Osama và Anwar (2020). Do đó, các nghiên cứu nói trên đều cho rằng hiệu quả quản lý chi phí sẽ tác động tiêu cực đến HQKD của ngân hàng do yếu tố chi phí tăng quá cao. Tuy nhiên, theo Islam và Nishiyama (2016) thì nhân tố này lại có quan hệ tích cực với HQKD của NHTM.