Hiệu quả quản lý chi phí

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 48 - 50)

Tại bất cứ tổ chức kinh doanh nào thì vấn đề tiết kiệm chi phí cũng được đặt lên hàng đầu thì ngân hàng cũng không ngoại lệ. Mục đích ngân hàng luôn quản lý chi phí một cách khoa học và chặt chẽ để đảm bảo nguồn vốn mà ngân hàng huy động được luôn được sử dụng hiệu quả đồng thời có thể đạt được mục đích kinh doanh cao nhất theo Hào và cộng sự (2020); San và cộng sự (2013); Yalemselam (2019). Mặt khác có thể cho rằng, quản lý chi phí của ngân hàng quyết định sự tồn tại của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể sử dụng nguồn lực tối ưu nhất. Đối với ngân hàng hoạt động kinh doanh thì việc cân đối giữa thu nhập nhận được và chi phí để vận hành luôn được tính toán kĩ lưỡng, vì vậy nếu tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập thật sự tăng cao

hay không được kiểm soát thì hiệu quả hoạt động cũng như HQKD của ngân hàng vẫn không được nâng cao hay hiệu quả. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:

H3: Hiệu quả quản lý chi phí tương quan âm với HQKD của NHTM Việt Nam.

3.1.3.4 Tỷ lệ thanh khoản

Theo Islam và Nishiyama (2016); Eissa và cộng sự (2018); Tadesse và Enyew (2019) thanh khoản luôn là vấn đề mà các ngân hàng phải thận trọng và đặc biệt quan tâm vì tính thanh khoản thể hiện việc ngân hàng có đáp ứng được các nhu cầu tức thời

của khách hàng như rút tiền hay giải ngân cho vay. Ngân hàng là trung gian tài chính giữa người đi gửi tiền và người vay tiền vì vậy thanh khoản luôn là vấn đề mà ngân hàng luôn phải chú trọng và duy trì ở mức tốt nhất có thể vì nó ảnh hưởng đến uy tín cũng như sự vận hành của ngân hàng, mặt khác nó thể hiện sự uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng với ngân hàng khác vì nếu tỷ lệ thanh khoản luôn được duy trì tốt thì khách hàng sẽ tin tưởng để gửi tiền cũng như vay tiền tại ngân hàng để giúp tổ chức tạo ra lợi nhuận nhiều hơn và HQKD cũng tốt hơn. Vì thế, tác giả đề xuất

giả thuyết:

H4: Tỷ lệ thanh khoản tương quan dương với HQKD của NHTMCP Việt Nam.

3.1.3.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Trong các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì trong khóa luận tác giả chỉ xét đến hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng, tuy nhiên đối với hoạt động này thì cũng tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng nhiều nhất đó là rủi ro tín dụng. Đa số ngân hàng nào hoạt động cũng đều tồn tại nợ xấu và có rủi ro tín dụng, nên các ngân hàng đều phải tiến hành trích lập dự phòng để ngừa cho các rủi ro, tuy nhiên khi trích lập thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống hay nói cách khác hoạt động bị giảm sút cũng kéo theo HQKD của NHTMCP cũng bị ảnh hưởng theo Quốc và Thy (2020); Arjeta và Miranda (2018). Vì vậy, thường kì ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng cho các khoản rủi ro nợ xấu khó đòi

Giả thuyết nghiên cứu Nhân tố tác động hiệu Kỳ vọng tương quan Nguồn

H1 Quy mô của ngân

hàng

SIZ

E + Muhindi và Domnic (2018);Osama và Anwar (2020)

H2 Tỷ lệ an toàn vốn ACE + San và cộng sự (2013); Islam và Nishiyama (2016); Arjeta và Miranda (2018); Tadesse và Enyew (2019) 46

này, cũng như đã đề cập những phần trước thì khi trích lập dự phòng sẽ làm cho doanh nghiệp giảm đi lợi nhuận, đồng thời HQKD cũng sẽ từ đó giảm theo. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:

H5: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tương quan âm với HQKD của NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 48 - 50)