Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 36 - 38)

Trên cơ sở khảo lược các công trình nghiên cứu liên quan đến HQKD của NHTM trong và ngoài nước khoảng trống nghiên cứu được xác định đó là:

Thứ nhất, theo Osama và Anwar (2020). tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP là nhân tố chung của nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế của một quốc gia có tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo đòn bẩy cho tất cả các lĩnh vực ngành nghề hay các tầng lớp trong nền kinh tế sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển, trong đó có các ngân hàng.Theo Eissa và cộng sự (2018); Tâm và cộng sự (2020), ngân hàng sẽ là trung gian kích thích đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của các hoạt động kinh doanh từ đó các NHTM cũng kiếm được một khoản lợi nhuận lớn Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP có ảnh hưởng rất quan trọng đối với HQKD của các NHTM. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam gần đây của Đình và Hạnh (2017); Quốc và Thy (2020); Hào và cộng sự (2020) thì không nghiên cứu nhân tố này tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam. Vì vậy, đây là khoảng trống thứ nhất được xác định.

Thứ hai, tỷ lệ lạm phát tại một quốc gia khi tăng cao thể hiện sức mua của đồng tiền giảm đi và giá cả hàng hóa tăng lên điều này tác động làm cho chi phí nguyên vật liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất tăng lên tác động làm giá thành cũng

như giá bán hàng hóa sẽ tăng theo. Việc gia tăng giá đầu vào lẫn đầu ra sẽ làm cho việc lưu thông hàng hóa trở nên khó khăn hon và tác động làm cho việc trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp sẽ trở nên chậm chạp hon ảnh hưởng đến HQKD của NHTM theo Tadesse và Enyew (2019); Eissa và cộng sự (2018); Tâm và cộng sự (2020). Vì vậy, tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với HQKD của NHTM, tuy nhiên các nghiên cứu tại Việt Nam gần đây của Đình và Hạnh (2017); Quốc và Thy (2020); Hào và cộng sự (2020) cũng như các nghiên cứu khác ở nước ngoài của Arjeta và Miranda (2018); Muhindi và Domnic (2018); Yalemselam (2019); Osama và Anwar (2020) không xem xét đến tác động của nhân tố này đến HQKD của NHTM. Vì vậy, đây là khoảng trống nghiên cứu thứ hai được xác định.

Thứ ba, đối với hiệu quả hoạt động hay còn có thể gọi là hiệu quả quản lý chi phí là việc mà các NHTM phải cân đối các khoản chi phí liên quan đến việc vận hành ngân hàng, vì các khoản chi phí này sẽ liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng cũng như tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Mặc dù, nhân tố này quan trọng đối với HQKD của NHTM Việt Nam nhưng đa phần các nghiên cứu của Đình và Hạnh

(2017) ; Quốc và Thy (2020); Tâm và cộng sự (2020); Arjeta và Miranda (2018);

Eissa và cộng sự (2018); Muhindi và Domnic (2018); Tadesse và Enyew (2019) không đề cập đến nhân tố này để đo lường mức độ tác động đến HQKD của NHTM. Vì vậy, đây là khoảng trống nghiên cứu thứ ba được xác định.

Thứ tư, tỷ lệ thanh khoản thể hiện cho việc ngân hàng duy trì được số dư để đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời của ngân hàng vào các việc chi trả gốc lãi cho các tài khoản tiền gửi của khách hàng, các chi phí vận hành hay có thêm nguồn tiền để đầu tư cho các hạng mục đầu tư khác để có thu nhập ngoài lãi. Tỷ lệ thanh khoản là một trong nhũng tiêu chí có thể đánh giá được tỷ lệ NHTM cho vay trên tổng số vốn huy động được, vì vậy tỷ lệ này vừa đo lường được rủi ro thanh khoản ngân hàng nếu ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều, vừa đo lường được HQKD của ngân

35

hàng nếu thị trường ổn định thì ngân hàng thu được nhiều nguồn lợi từ hoạt động tín dụng và ngược lại. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam gần đây không đo lường mức độ tác động của chỉ tiêu này đến HQKD của NHTM, vì vậy khoảng trống nghiên cứu thứ tư được xác định.

Tóm lại, đa phần các nghiên cứu gần đây trong và ngoài nước các tác giả chủ yếu xem xét sự tác động của các nhân tố nội tại thuộc phạm vi của ngân hàng mà không nghiên cứu đến tác động của các nhân tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát đến HQKD của NHTM. Mặt khác, nhân tố hiệu quả quản lý hoạt động, tỷ lệ thanh khoản là nhân tố thuộc nội tại của ngân hàng thì các nghiên cứu tại Việt Nam cũng chưa được nghiên cứu nhiều đến tác động của chúng đến HQKD của NHTM Việt Nam. Vì vậy, trong nghiên cứu này sẽ tiến hành kế thừa những nhân tố đặc trưng và bổ sung vào khoảng trống của các nghiên cứu để hoàn chỉnh xác định các yếu tố cũng như đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến HQKD của NHTM Việt Nam.

Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết, khảo lược các nghiên cứu và xác định được các khoảng trống nghiên cứu, khóa luận dự kiến nghiên cứu tác động của các yếu tố đến HQKD của NHTM trong phần kế tiếp.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN VIỆT NAM 10598480-2321-011630.htm (Trang 36 - 38)