Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾNRỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598382-1963-003909.htm (Trang 27)

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2009 đến 2018. - Phạm vi không gian: ba mươi (30) NHTM VN.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp ước lượng là Mô hình hồi quy dữ liệu gộp (Pooled OLS) Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model) và Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model). Qua đó, qua các kiểm định F - test và Hausman Test để lựa chọn mô hình phù hợp.

Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, nghiên cứu thực hiện các kiểm định khuyết tật của mô hình (kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định tự tương quan).

Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least Squares) nhằm khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi của mô hình nghiên cứu.

Cuối cùng, kết luận mô hình và kiểm tra tiên đoán của phần dư và kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư.

1.5. Đóng góp của đề tài

Ve mặt khoa học: Đề tài góp phần xây dựng các cơ sở lý thuyết cũng như mô hình đề xuất cho nghiên cứu về mối liên hệ giữa RRTK và tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Về mặt thực tiễn: Đề tài đưa ra các khuyến nghị về việc tăng tỷ lệ sở hữu cũng như các kiến nghị về quản trị RR nhằm thực hiện tốt công tác kiểm soát RR của các NHTM hiện nay tại VN.

1.6. Ket cấu bài nghiên cứu

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Giới thiệu tổng quan về đề tài, chương này bao gồm các nội dung chính như lý do nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp mới của nghiên cứu.

Từ câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của chương 1, tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết, chương này bao gồm các nội dung chính như các lý thuyết về sở hữu nước ngoài, thanh khoản và RRTK của NHTM và các yếu tố ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến RRTK của NHTM. Chương này giới thiệu sơ lược một số nghiên cứu trước đây trong nước cũng như trên thế giới nói chung, đồng thời đưa ra so sánh các luận điểm khác nhau đối với các đề tài. Đồng thời tổng kết lại các mô hình nghiên cứu trước đây về RRTK để làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu ở chương 3.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ các nghiên cứu trước trình bày tại chương 2, chương 3 này trình bày cụ thể về phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, mô tả chi tiết các bước thực hiện trong quá trình nghiên cứu, cũng như phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. Phần này sẽ nêu rõ mô hình hồi quy được sử dụng để nghiên cứu, giải thích các biến và cách tính toán cũng như kỳ vọng dấu của các biến.

CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Dựa vào mô hình đã được xây dựng tại chương 3, chương 4 này tiến hành chạy mô hình và trình bày kết quả mô hình: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan. Bên cạnh đó, còn sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, xác định kết quả cuối cùng của mô hình.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Dựa vào kết quả ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình trên tại chương 4, kết quả dự kiến đạt được sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực đến RRTK của NH bên cạnh các yếu tố khác liên quan. Qua bài nghiên cứu này, các NH có thể đưa ra hướng đi tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tầm soát RR của NH.

Từ câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của chương 1, tại chương 2 này tác giả

giải thích các khái niệm nhằm làm rõ các từ ngữ trong tên đề tài và đưa ra các nghiên cứu thực nghiệm trước đó nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tổng quát về đề tài nghiên cứu cũng như nhận định của tác giả. Các nội dung trong chương 2 được thiết kế như sau:

- Khái niệm về RRTK và sở hữu nước ngoài; - Tổng quan về các nghiên cứu trước;

- Thảo luận các nghiên cứu trước.

2.1. Khái niệm về rủi ro thanh khoản và sở hữu nước ngoài

2.1.1. Khung lý thuyết

Lý thuyết Chủ đề được đề cập đến Các bài viết và luật có liên quan

Lý thuyết về NHTM Định nghĩa về bản chất của NHTM Luật TCTD 2010, Rose (1996)

Lý thuyết thanh khoản và RRTK

Định nghĩa về thanh khoản Duttweiler (2009)

Đo lường thanh khoản

Aspachs, Nier & Tiesset (2005); Praet & Herzberg (2008); Rychtárik (2009); Vodova (2011) Định nghĩa về RRTK

Thông tư 08/2017/TT-NHNN, Duttweiler (2009)

Đo lường RRTK

Athanasoglou, Delis & Staikouras (2006); Demirgũẹ-Kunt & Huizinga (1999); Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016) Lý thuyết về sở hữu Định nghĩa về sở hữu nước ngoài Các nghiên cứu có liên quan

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay, các NHTM đang tập trung tìm các đối tác chiến lược để phát triển kinh doanh và giảm thiểu các RR đặc thù của ngành NH. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do được ký khiến cho việc tiếp c ận các nguồn vốn ngoại ngày càng dễ. Do đó, đề tài được đưa ra nhằm nghiên cứu về tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao khiến cho RRTK của NH càng cao hay thấp, nhưng đề tài kỳ vọng tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tác động ngược chiều đến RRTK.

Bài nghiên cứu tìm hiểu về tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK của ba mươi (30) NHTM như thế nào bằng cách dùng các phương pháp hồi quy như Pooled OLS, FEM, REM và GLS. Từ đó, đề xuất chính sách và giải pháp cho các NHTM.

Sau khi đưa ra các lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu như trên, chương 2 sẽ cung cấp các khái niệm có liên quan cũng như cái nhìn tổng quát về đề tài nghiên cứu thông qua các nghiên cứu trước.

Các nghiên cứu trước Tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK của NH Các yếu tố tác động đến RRTK của NH

2.1.1. Ngân hàng thương mại và thanh khoản của ngân hàng thương mại

NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận (theo luật các TCTD 47/2010/QH12, 2010). Hoạt động NHTM là việc kinh doanh và cung ứng một số nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cung cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Từ hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên do đặc thù kinh doanh là tiền tệ nên quản lý RR là công việc thiết yếu nên đưa lên hàng đầu.

Theo Rose (1996) đưa ra định nghĩa khác về NHTM như sau: “NH là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biết là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”

Theo Duttweiler (2009), thanh khoản là sự dễ dàng chuyển một tài sản cụ thể thành tiền m ặt và thị trường chấp nhận giao dịch đó. Thanh khoản của NH gồm 02 loại là thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo. RRTK khoản xảy ra khi NH đang thiếu tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao như: tiền m ặt, vàng, bạc, đá quý, tiền gửi tại NHNN ho ặc các TCTD khác,... nhằm đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay.

Theo Aspachs, Nier & Tiesset (2005); Praet & Herzberg (2008); Rychtárik (2009); Vodova (2011) đã sử dụng 4 tỷ số thanh khoản như sau:

Tài s n thanh kho nả ả 1 T ng tài s nổ ả

Tỷ số (L1) này càng cao thì khả năng thanh khoản của NH càng tốt. Tỷ số này đo các tài sản có tính thanh khoản cao như: tiền m t, tiền gửi, vàng, đá quý,.

Tài s n thanh kho nả ả

L2 ---. ττ ɪʌ--- ----— Tiên g i ngân h n + Huy đ ng von ngân h nử ạ ộ ạ

Tỷ số (L2) này càng cao thì khả năng thanh khoản của NH càng tốt. Tuy nhiên tỷ số này chỉ tập trung ở các khoản tiền gửi ngắn hạn mà bỏ qua các chi phí huy động dài hạn.

Cho vay

L3 rΓ.<.... t .∖ : ..Λ.,

Tỷ số (L3) này càng cao thì khả năng thanh khoản của NH càng yếu. Khi cho vay quá nhiều thì lượng tiền trữ tại NH ở mức thấp nên đe doạ đến khả năng đáp ứng các khoản nợ đến hạn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NH.

L Cho vay

4 Ti n g i ng n h n + Ngu n v n ng n h nề ử ắ ạ ồ ố ắ ạ

Tỷ số (L4) này càng cao thì khả năng thanh khoản của NH càng yếu.

2.1.2. Sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Sở hữu nước ngoài hay còn gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là room nước ngoài là tỷ lệ (%) cổ phiếu mà tất cả các nhà đầu tư ngoài nước nắm giữ. Theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP quy định: “Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM VN”.

Theo các nghiên cứu trước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài được xác định theo công thức như sau:

C ph n c a c đông nổ ầ ủ ổ ước ngoài

FOREIGN = 7 T ° ɪ 6

Tong so co phân phát hành

Theo Thông tư 08/2017/TT-NHNN định nghĩa về RRTK như sau: “RRTK là RR do:

- TCTD, chi nhánh NH nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; ho ặc

- TCTD, chi nhánh NH nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.”

Theo Duttweiler (2009) định nghĩa RRTK là RR phát sinh khi NHTM không còn khả năng thanh toán tại một thời điểm nhất định, ho ặc phải huy động vốn từ bên thứ ba với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời.

Theo Athanasoglou, Delis & Staikouras (2006); DemirgUẹ-Kunt & Huizinga (1999); Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016) đo lường RRTK bằng công thức của L3. Khi tỷ lệ này càng cao thì RRTK của NH càng cao, nghĩa là NH có tỷ lệ cho vay càng lớn thì RRTK của NH đó càng cao.

Cho vay

L3 rΓ.<.... t .∖ : ..Λ.,

2.1. Tổng quan nghiên cứu

2.2.1. Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro của ngân hàng

Lee (2008) dựa vào dữ liệu bảng của các NH Hàn Quốc giai đoạn 1999 - 2006 phân tích về RR và sở hữu trong nước. Sử dụng mô hình Pooled OLS cho sáu mô hình để do lường các chỉ số về đầu tư và RR, kết quả cho thấy các NH có sở hữu trong nước càng cao thì RR của các NH sẽ càng ít, nghĩa là tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng nhiều thì RR của các NH càng cao. Ngoài ra nghiên cứu còn đưa ra khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn thì nợ xấu càng tăng. Bên cạnh đó, tác giả còn rút ra kết luận, các NH có sở hữu trong nước lớn thường đề ra các chiến lược cẩn trọng, an toàn và không tham gia vào các hoạt động vi phạm về đạo đức ho ặc không có lợi nhu n.

Saunders & cộng sự (1990) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu NH và chấp nhận RR dựa vào dữ liệu các NH Hoa Kỳ giai đoạn 1979 - 1985. Sử dụng mô hình Pooled OLS cho bảy mô hình tương ứng với bảy loại RR với cùng các biến độc l p, kết quả cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn thì RR của NH càng tăng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản hầu như ngược chiều với RR của NH, còn tỷ lệ tài sản cố định/ tổng tài sản có xu hướng thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn lên RR NH.

Hammami & Boubaker (2015) xem xét tác động của cấu trúc sở hữu NH đến RR NH. Tác giả đã sử dụng dữ liệu từ 72 NHTM từ 10 quốc gia Trung Đông và Bắc Phi giai đoạn 2000 - 2010. Tác giả sử dụng mô hình GLS để ước lượng và cho kết quả các NH thuộc sở hữu nước ngoài có nhiều RR hơn các NH thuộc sở hữu trong nước. Đ ặc biệt các NH thuộc nhà nước ít RR hơn. Cuối cùng, các NH chưa niêm yết chịu ảnh hưởng của sở hữu gia đình và sở hữu nội bộ, qua đó RR của NH cũng tăng theo.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Laeven (1999) sử dụng dữ liệu của Bankscope từ 54 NHTM ở Indonesia, 25 NHTM ở Hàn Quốc, 34 NHTM ở Malaysia, 29 NHTM ở Philippines và 29 NHTM ở Thái Lan giai đoạn 1992 - 1996 đã cho kết quả sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước làm giảm RR của các

NHTM. Trong khi đó, các NHTM có tính chất gia đình ho ặc sở hữu nội bộ thì làm tăng RR. Theo Laeven (1999), khi NH thuộc sở hữu của công ty gia đình ho ặc thuộc sở hữu nội bộ thì các mối liên hệ giữa các cổ đông và các nhà quản lý của NH nên việc quản lý RR không được tốt.

2.2.2. Tác động của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng

Goodhart & Schoenmaker (2006) nghiên cứu định tính các NH trong liên minh Châu Âu và sự thất bại của các NH lớn xuyên châu Âu. Việc đóng cửa các NH đột ngột như vậy có thể gây ra hoảng loạn và tâm lý bất ổn từ phía người gửi tiền và sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống chung. Khi hiệu ứng Domino xảy ra, khách hàng đến NH để rút tiền với số lượng lớn thì khả năng thanh khoản của các NH không đủ để đáp ứng. Do đó, theo nhóm tác giả ở các nước phát triển, tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao làm tăng nguy cơ lây lan RR cho hệ thống NH tại Châu Âu.

Schoenmaker & Oosterloo (2007) nghiên cứu định tính dựa vào bộ ba bất khả thi trong các NH thuộc liên minh châu Âu:

Thị trường tài chính tích hợp Giám sát tài chính quốc gia

Qua đó, nhóm tác giả khẳng định tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn thì RRTK càng cao. Trong bài viết, tác giả nghiên cứu khả năng lây lan RR xuyên biên giới với mức độ hội nh p tài chính trong liên minh Châu Âu. Qua đó, tác giả rút ra kết lu n là khi một NH thất bại sẽ gây ra cú sốc cho hệ thống tài chính tại EU do mức độ liên NH cao, mà còn có khả năng lây lan sang khác NH ở quốc gia thành viên khác. Hiệu ứng Domino sẽ xảy ra và thanh khoản của các NH không đủ đáp ứng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Do các NH nước ngoài sở hữu tại các NHTM nội địa khá cao, nên khi xảy ra RR sẽ kéo cả hệ thống NH tại Châu Âu sụp đổ.

Ngược lại với các nghiên cứu trên, theo Demirguẹ-Kunt & cộng sự (1998) nghiên cứu về các hoạt động của NH nước ngoài có tác động đến nền kinh tế và cải thiện hiệu quả của các NH trong nước như thế nào. Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu bảng từ BankScope và IBCA từ 80 quốc gia có ít nhất 50% tỷ lệ sở hữu nước ngoài giai đoạn 1988 - 1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài và RRTK trái dấu nhau, nghĩa là khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng tăng thì RRTK càng giảm và ngược lại. Kết quả còn chỉ ra rằng các NH nước ngoài không làm tăng khả năng khủng hoảng kinh tế tại quốc gia đó, nếu có xảy ra thì các NH nước ngoài có xu hướng làm giảm khủng hoảng và tăng trưởng tài chính ổn định.

Detragiache & Gupta (2004) sử dụng dữ liệu cung cấp bởi Bureau Van Dijk và Fithch IBCA được 46 NH tại Malaysia, gồm 18 NHTM trong nước, 11 NH nước ngoài, 7 NHTM và 3 công ty tài chính. Kết quả nghiên cứu sở hữu nước ngoài có

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾNRỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598382-1963-003909.htm (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w