Lãi suất liên ngân hàng thực (IR)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾNRỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598382-1963-003909.htm (Trang 80 - 84)

LS liên NH thực trung bình là -0.21%, giá trị cao nhất là 3.59% (Năm 2015) và giá trị thấp nhất là -5.07% (Năm 2011). Về mặt tổng quát, LS huy động thực giữa các năm trong giai đoạn 2009 - 2018 biến động mạnh (Độ lệch chuẩn 2.10%), thậm chí có thời điểm LS thực âm. Tình hình thanh khoản của hệ thống NH biến

động mạnh hơn từ khủng hoảng kinh tế 2008 và chính sách kích cầu sai lầm của chính phủ năm 2009.

Hình 4.7: LS huy động thực trung bình và LS liên NH qua các năm của các

NHTM VN

---DR ---IR

Dữ liệu: Worldbank, Nguồn: Tổng hợp của tác giả, xem thêm phụ lục 9

LS huy động thực và LS liên NH thực (được xem như là chi phí thanh khoản trong hệ thống NH) hầu như có biến động cùng chiều. Khi các NH đang dư thừa thanh khoản (LS liên NH thực lớn hơn 0%) thì chi phí vay qua thị trường liên NH rẻ hơn so với vay từ các nguồn khác. Nhưng khi các NH đang thiếu hụt thanh khoản (LS liên NH thực nhỏ hơn 0%) thì chi phí vay qua thị trường liên NH thường đắt hơn so với vay từ các nguồn khác. Vì vậy để tránh tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời, các NH phải trích ra khoản dự trữ tiền mặt tại quỹ và dự trữ bắt buộc tại NHNN.

4.1.10. Chỉ số biến động lãi suất thị trường (SMR)

Biến động LS thị trường trung bình là 1.29%, giá trị cao nhất là 3.01% (Năm 2012) và giá trị thấp nhất là 0.55% (Năm 2015). Chênh lệch biến động LS thị trường giữa các năm không cao (Độ lệch chuẩn 0.67%). Theo Von Hagen & Ho (2007); Dinger (2009) LS thị trường có xu hướng tăng khi thanh khoản của các NH thiếu hụt. Nghĩa là, biến động LS thị trường và RRTK của các NH có xu hướng

biến động cùng chiều. Khi lãi suất thị trường có biến động thì nền kinh tế theo đó cũng biến động theo.

Hình 4.8: LS liên NH thực và chỉ số biến động LS thị trường qua các năm của các NHTM VN 5,00% 4,00% 3,00% 2,00% 1,00% 0,00% -1,00% -2,00% -3,00% -4,00% -5,00% ---SMR ---IR -6,00%

Dữ liệu: Worldbank, Nguồn: Tổng hợp của tác giả, xem thêm phụ lục 10

Theo hình 4.8, LS liên NH thực và chỉ số biến động LS thị trường có biến động gần như cùng chiều nhưng biên động của LS liên NH thực dao động mạnh hơn. Theo đó, thị trường chịu tác động trực tiếp của các yếu tố ngành NH nên biến này nhằm xây dựng xác định sự thiếu hụt thanh khoản thông qua biến đồng trên thị trường tiền tệ.

4.1.11. Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Hình 4.9: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tốc độ tăng trưởng GDP của VN qua các năm

Dữ liệu: Worldbank, Nguồn: Tổng hợp của tác giả, xem thêm phụ lục 11

Tăng trưởng kinh tế trung bình là 11.2246 tương đương 168 tỷ đồng, giá trị cao nhất là 11.3797 tương đương 240 tỷ đồng (Năm 2018) và giá trị thấp nhất là 11.0254 tương đương 106 tỷ đồng (Năm 2009). Ve mặt tổng quát, chênh lệch tăng trưởng kinh tế giữa các năm không quá lớn (Độ lệch chuẩn 0.1135).

Theo hình 4.9, trong giai đoạn 2009 - 2018 tốc độ tăng trưởng GDP có sự biến động. Tuy nhiên hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu đây cũng được xem như là mức tăng trưởng khá ổn định trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn 2009 - 2012, hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chính phủ VN ra sức hỗ trợ các doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh nhằm duy trì nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và không bị rời vào trạng thái suy thoái. Cụ thể, năm 2009, Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế với các Quyết định số 443/QĐ/TTg và Quyết định số 2072/QĐ-TTg nhằm thực hiện các gói hỗ trợ LS cho các khoản vay trung và dài hạn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh. Nhờ các chính sách nêu trên, nền kinh tế VN được vực d y vào năm 2010 nhưng thay vào đó lạm phát của VN bị phi mã khi đạt đỉnh 18.58% năm 2011. Để giảm súc ép từ lạm phát gia tăng, NHNN phải thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách: Tăng LS tái cấp vốn, tái chiết khấu

2013 VPBank(Tăng từ 9.83% (2010) lên đến 13.51% (2011)) và tăng cường hút ròng trên thịOCBC trường mở.

Trong giai đoạn 2012 - 2015, nền kinh tế VN đã đi vào quỹ đạo và tiếp tục tăng trưởng. Kết thúc kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, mức tăng trưởng đạt 6.68% cao nhất trong giai đoạn 2008 - 2015. Và đến cuối năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên vượt trội, hoàn thành mọi dự báo và mục tiêu kỳ vọng.

4.1.12. Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động (NIM)

Chênh lệch LS cho vay và LS huy động toàn ngành trung bình là 2.64%, giá trị cao nhất là 3.24% (Năm 2014) và giá trị thấp nhất là 1.94% (Năm 2010). Về mặt tổng quát, chênh lệch giữa các năm không quá lớn (Độ lệch chuẩn 0.45%). Khi chênh lệch này ở mức cao thì lượng tiền huy động ít đi và giải ngân cho vay cũng ít đi (do LS huy động khá thấp trong khi đó LS cho vay khá cao). Nhưng nếu chênh lệch này ở mức thấp sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾNRỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598382-1963-003909.htm (Trang 80 - 84)