Nghiên cứu về các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu mô HÌNH QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG của các KHÁCH sạn 5 SAO TRÊN địa bàn hà nội (Trang 25 - 26)

5. Kết cấu nghiên cứu

1.1.4. Nghiên cứu về các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội

Các nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của các khách sạn tại Hà Nội khá đa dạng, phong phú với nhiều các bài báo, các công trình khoa học được công bố. Điển hình với một số nghiên cứu như sau:

Hoàng Thị Lan Hương, (2011) “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du

lịch Bắc bộ của Việt Nam”, luận án tiến sĩ Kinh tế du lịch, đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch phù hợp với đặc thù của lĩnh vực này và hoàn toàn mới như: chỉ tiêu số lượng, chất lượng, quy mô, thứ hạng và công suất sử dụng buồng của các cơ sở lưu trú tại vùng du lịch; sự gia tăng của mức chi tiêu bình quân về lưu trú và thời gian lưu trú trung bình của một lượt khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú trong vùng du lịch; mức tiết kiệm và khả năng quản lý tiêu thụ năng lượng điện hiệu quả của các cơ sở lưu trú; mức tiết kiệm và khả năng quản lý sử dụng nước của các cơ sở lưu trú; mức tái sử dụng và xử lý rác thải của các cơ sở lưu trú trong, số lượng các dự án và tổng số vốn đầu tư vào các cơ sở lưu trú tại vùng du lịch, mức độ đóng góp chia sẻ lợi ích kinh tế và xã hội với cộng đồng địa phương của các cơ sở lưu trú tại vùng du lịch. Luận án đã tập trung đề xuất đồng bộ 13 giải pháp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và 14 giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch nhằm thúc đẩy phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc Bộ trong tương lai.

Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014), “Trách nhiệm xã hội

trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp tại các khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 4.

Bài viết đã chỉ ra rằng, các khách sạn tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các khách sạn 5 sao, đã thực hiện các hoạt động trach nhiệm xã hội (TNXH) và thu được những thành công, song cũng tồn tại không ít những hạn chếTrên cơ sở khảo sát thực trạng thực hiện TNXH của 2 khách sạn 5 sao tại Hà Nội, bài báo đưa ra một vài nhận định về vấn đề thực hiện TNXH trong kinh doanh khách sạn; đề xuất một số giải pháp

nhằm nâng cao việc thực hiệnTNXH trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam.

Gần đây nhất có nghiên cứu của 2 tác giả Nguyễn Thu Hương, Hoàng Thị Thu Trang, (2020), “ Tài sản thương hiệu dựa trên góc độ khách hàng trong xây dựng thương hiệu khách sạn: Nghiên cứu thực tế đối với khách sạn 3 sao trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá sự tác động của các thành phần thuộc tài sản thương hiệu (bao gồm: Nhận biết thương hiệu, lòng trung thành đối với thương hiệu, chất lượng cảm nhận) của thương hiệu các khách sạn đối với ý định sử dụng dịch vụ của khách du lịch. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu đã được thực hiện thông qua việc thiết kế bảng hỏi gửi tới 105 khách du lịch đang lưu trú tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội. Nhóm tác giả đã sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, và dùng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định mức độ tác động của các thang đo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có hai thành phần là chất lượng cảm nhận và nhận biết thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử dụng dịch vụ của khách du lịch. Cùng với đó, kết quả cũng hàm ý rằng các nhà quản trị trong khách sạn có thể chủ động trong việc tạo ra các phản ứng tích cực của khách du lịch bằng cách nâng cao tài sản thương hiệu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu mô HÌNH QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG của các KHÁCH sạn 5 SAO TRÊN địa bàn hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)