Tổng quan về thị trường khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu mô HÌNH QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG của các KHÁCH sạn 5 SAO TRÊN địa bàn hà nội (Trang 65 - 68)

5. Kết cấu nghiên cứu

3.1. Tổng quan về thị trường khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội

Theo đánh giá của đại diện Savills ( tập đoàn cung cấp các dịch vụ bất động sản hàng đầu trên thế giới), thị trường khách sạn tại Hà Nội có tốc độ tăng trưởng là đầy triển vọng.

*Về số lượng và cơ cấu khách sạn

Theo báo cáo của CBRE, tổng nguồn cung từ thị trường khách sạn tại Hà Nội khoảng hơn 3.500 cơ sở lưu trú du lịch cung cấp ra thị trường gần 61 nghìn buồng, phòng. Tính đến tháng 3/2020, thị trường khách sạn 4-5 sao cung ứng ra thị trường gần 8.000 phòng với 16 khách sạn 5 sao có tổng số 4593 phòng, 19 khách sạn 4 sao với 3098 phòng. Trong đó, phân khúc 5 sao tiếp tục chiếm lĩnh thị phần với 2/3 số phòng 4 - 5 sao thuộc phân khúc này. Nguồn cung khách sạn 3 đến 5 sao tại Hà Nội đứng thứ tư cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đà Nẵng.

Hình 3.1: Tổng số phòng của khách sạn 4 -5 sao tại Hà Nội

Nguồn: Theo nghiên cứu của CBRE, 2020

*Theo địa bàn hoạt động

Theo vị trí, hầu hết khách sạn 5 sao tập trung ở khu vực trung tâm (quanh hồ Hoàn Kiếm) và khu vực Ba Đình, chiếm gần 50% tổng số nguồn cung toàn Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm với 3 khách sạn 5 sao có quy mô đã dần trở thành một khu vực tập trung mới của khách sạn 4 - 5 sao với tổng số 1.202 phòng, tương đương 15,5% tổng nguồn cung. Cũng theo thống kê, riêng giai đoạn 2019 - 2020, 31 dự án khách sạn, khu nhà ở có căn hộ cao cấp cho thuê như: Dự án tổ hợp khách sạn - văn phòng số 1 phố Bà Triệu, khách sạn Mỹ Ðình Pearl, khách sạn, căn hộ cho thuê tại số 51 phố Xuân Diệu (quận Tây Hồ) ... đi vào hoạt động. Chuỗi khách sạn OYO Hotels đã gia nhập vào thị trường Hà Nội đầu tháng 7/2019 với khoảng 1500 phòng. Four Seasons

từ năm 2015 đến nay đã phát triển hệ thống với hơn 40.000 căn homestay. Đây thực sự là những thế lực mới đang gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường khách sạn tại Hà Nội.

*Về công suất thuê phòng và giá phòng

Nhóm các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội đang có công suất thuê tốt nhất, đạt 80%, có sự đóng góp không chỉ của khách du lịch đến Hà Nội mà còn của các lao động đến Hà Nội. Tiếp đến là hạng 4 sao, hạng 3 sao có công suất thuê đạt 49%.

Hình 3.2: Diễn biến công suất, giá thuê các phân khúc khách sạn 3 – 5 sao tại Hà Nội

Nguồn: Savills Vietnam,2019

Tuy nhiên cho đến thời điểm hết quý 1/2020, theo báo cáo Sở Du lịch Hà Nội, tác động tiêu cực của dịch Covid-19, phân khúc khách sạn cao cấp 5 sao như Hilton, Hanoi Opera, Melia, Authentic Hanoi, Thắng Lợi,... rơi vào khủng hoảng trầm trọng, có khách sạn công suất chỉ đạt 7%. Theo thống kê của Savills trong nửa đầu năm 2020, công suất khai thác và giá thuê mỗi đêm khách sạn ở Hà Nội cũng giảm thấp kỉ lục. Công suất phòng giảm 52% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 21%. Giá phòng theo đó cũng sụt 24% và 14% so với quý trước, còn bình quân 85 USD (khoảng 2 triệu đồng) một phòng một đêm.

Cũng trong báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, mặc dù các khách sạn đã giảm giá rất thấp, thậm chí tới 70-80% với nhiều ưu đãi, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng, nhưng lượng khách đến Hà Nội vẫn không nhiều. Đáng chú ý, công suất phòng của các khách sạn 5 sao như: Lotte chỉ đạt 30%, Metropole 25%, Crown Plaza Hà Nội 18%,... thậm chí như khách sạn Daewoo chỉ đạt 7% công suất phòng bởi đối tượng khách của những khách sạn này chủ yếu là khách quốc tế. Tổng doanh thu các khách sạn ở Hà Nội năm 2020 còn 930.463 tỉ đồng (giảm 60% so với năm 2019). Tính đến 31/8/2020, Hà Nội có khoảng 950 cơ sở lưu trú tạm dừng hoạt động với khoảng 16.000 lao động tạm thời không có việc làm. Nhiều khách sạn trong khu vực phố cổ do

không có khách nên tạm thời đóng cửa để làm căn cứ miễn giảm thuế và tiết giảm các chi phí về vận hành hoặc rao bán.

Theo CBRE, cho rằng, trong nửa cuối năm 2020, tỷ lệ trống phòng khách sạn ở Hà Nội vẫn vào khoảng gần 80%, phân khúc này vẫn tiếp tục khó khăn và cần nhiều thời gian hơn để phục hồi sau dịch bệnh. Phó Giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam nhận định thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo sẽ luôn ở trong tư thế phòng thủ, với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh.

Về giá phòng, so với một số thành phố khác trong khu vực Đông Nam Á (không bao gồm Singapore), Hà Nội là một trong những thành phố có mức giá phòng cao nhất, sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến cuối năm 2018, giá phòng trung bình phân khúc này đạt 112,0 USD, tăng 1,8% theo năm, thấp hơn mức 114,1 USD ở Thành phố Hồ Chí Minh. Công suất trung bình tại Hà Nội đạt 78,4% cao hơn mức trung bình ở Thành phố Hồ Chí Minh (73,3%). Giai đoạn 2018 - 2019, thị trường các khách sạn 4 - 5 sao tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có một năm kinh doanh khá tốt. Giá phòng bình quân năm 2019 tăng 1,9% so với năm 2018.

Tuy nhiên ngay đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, hàng loạt khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội từ LOTTE Hotel Saigon, Rex, Sofitel Saigon Plaza, Mgallery Hotel Des Arts Saigon, Grand, Pullman, Majestic, Park Hyatt, The Reverie Saigon, Nikko Saigon, Le Meridien… đang triển khai các gói ưu đãi từ giá phòng, dịch vụ ăn uống, hội nghị, tiệc cưới, liên hoan.Các khách sạn 4 sao trở xuống có mức giá thấp hơn, thậm chí, có khách sạn chỉ chào giá hơn 100.000 đồng/đêm trong dịp Tết 2021.

*Về hình thức sở hữu

Tại Hà Nội, tình trạng khối ngoại nhòm ngó, đánh chiếm thị phần khách sạn 5 sao cũng diễn ra mạnh mẽ. Diễn biến này góp phần dịch chuyển đáng kể dòng vốn đổ vào khách sạn 5 sao tại thủ đô. Trong số 16 khách sạn 5 sao tại Hà Nội hầu hết đang được quản lý bởi các thương hiệu quốc tế thì có 9 khách sạn mà doanh nghiệp nước ngoài có tỷ lệ cổ phần chiếm đa số. Đây đều là những khách sạn nằm ở những vị trí đắc địa và hoạt động kinh doanh từ chục năm trước như Intercontinental Hanoi Westlake, Melia, Sheraton, Deawoo, Pan Pacific... Hai trong số những này nằm ở ven Hồ Tây thuộc sở hữu của Tập đoàn Berjaya Corporation Berhad của ông Vincent Tan – một tỷ phú tự thân của Malaysia. Trong khi đó, nhu cầu sở hữu từ phân khúc 3, 4 sao không cao do hầu hết các khách sạn này tại Hà Nội được xây dựng từ lâu và quản lý bởi nhà điều hành nội địa hoặc tự quản lý.

Như vậy, mặc dù dịch COVID-19 sẽ để lại nhiều thiệt hại và tác động sâu rộng đến thị trường, triển vọng phát triển của ngành khách sạn ở Việt Nam nói chung và ở

Hà Nội nói riêng sẽ vẫn khả quan trong dài hạn nhờ vào cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Nhà nước.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu mô HÌNH QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG của các KHÁCH sạn 5 SAO TRÊN địa bàn hà nội (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)