Kết cấu đồng hiện

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 30)

“Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm những chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính tồn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ” [14, tr.156]. Kết cấu sẽ góp phần bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách của tác giả. Tìm hiểu kết cấu chính là cách tìm hiểu vai trị của sự kiện, biến cố, nhân vật được nhà văn tổ chức sắp xếp như thế nào trong tương quan gắn bó chặt chẽ với chủ đề tư tưởng.

Ở Thoạt kỳ thủy – “đỉnh cao nhất, sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” [8], kiểu kết cấu đồng hiện được nhà văn sử dụng khá nhuần nhuyễn bằng cách để quá khứ, hiện tại và cả tương lai cùng hiện hữu, đan xen, hòa quyện với nhau. Trong Thoạt kỳ thủy, chúng ta thấy có

hai kiểu đồng hiện: đồng hiện khơng gian; đồng hiện thời gian.

Đồng hiện khơng gian có nghĩa là cùng một thời điểm có nhiều mảng không gian xuất hiện. Trong tám cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ngoại trừ Trí nhớ suy tàn và Lên xe xuống xe, tất cả các tác phẩm cịn lại đều có bối cảnh là khơng gian mảnh đất Thái Nguyên, quê hương của nhà văn. Các địa danh có thật: sơng Linh Nham, bãi Nghiền sàng, núi Rùng… cứ trở đi trở lại trong các tác phẩm. Nhưng cũng cần lưu ý rằng những địa danh đó dường như khơng có ý nghĩa định vị xác định mà đơn thuần chỉ là những cái tên mà thôi. Điều đặc biệt là Nguyễn Bình Phương đã xây dựng song song với khơng gian có thực ấy là một khơng gian kì ảo, siêu thực. Trong Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình

ẩn: khơng gian Linh Sơn. Đó cũng đồng thời là một khơng gian ám ảnh chết chóc và ma mị với màu đỏ bầm của máu in trên nền trời, của “nắng thoi thóp đỏ quạch” [41, tr.46], của “dịng sơng dứt khỏi đơi bờ” [41, tr.160], của “quả núi bị vẹt một nửa, trông như cơ thể mất thịt, lộ ra màu trắng pha chút đỏ của máu”[41, tr.12], của “gió từ núi Hột mang đến những tiếng rì rầm man dại” [41, tr.54], của “ao Lang đen thẫm, lầm lì, bí ẩn như khn mặt người câm” [41, tr.42]... Làng Phan được Nguyễn Bình Phương thể hiện ở hai chiều âm - dương, cõi sống - cõi chết, cái hữu thức và cái vô thức. Trong hai chiều âm - dương, dường như âm lấn át dương. Điều này được thể hiện ở chi tiết con cú bay lên, Tính tự tử. Thú tính đã phát triển lấn át nhân tính như một thế đẩy lui sự sống. Ở cõi hữu thức, con người hiện lên với đầy rẫy những toan tính, rình rập, thối hóa biến chất. Đó là Hưng giả thương binh, lấy thói cơn đồ ra dọa người già và trẻ con; đó là ơng Phước lý sự cùn để được uống rượu khơng mất tiền; đó là ơng Thụy cảnh giác với cả người mang trạng thái tâm lý khơng bình thường như Tính (khơng cho đi theo chọc tiết lợn) vì sợ mất nghề. Ở cõi vô thức, làng Phan hiện lên trong sự mờ ảo, kì dị, hoang đường từ những quang cảnh rùng rợn của thiên nhiên, từ những giấc mơ kì bí, hoang đường, ma quái của con người.

Bên cạnh việc đồng hiện những không gian khác nhau, nhà văn tiếp tục xây dựng kiểu thời gian đồng hiện trong tác phẩm của mình. Cuộc đời Tính trong Thoạt kì thuỷ (20 năm) được đồng hiện với cuộc đời của con cú (bốn mươi lăm phút). Thời gian hiện tại viết về con cú là thời gian tuyến tính đơn thuần, khơng có sự đảo lộn. Con cú được miêu tả bởi năm đoạn văn ở năm thời điểm khác nhau: “mười một giờ mười lăm” (ở trang 9), “mười một giờ mười bảy” (ở trang 49), “mười một giờ hai mươi” (ở trang 88), “mười hai giờ kém mười chín” (ở trang 113), “mười hai giờ” (ở trang 160). Con cú bị bắn rơi lúc mười một giờ mười lăm, đến mười một giờ mười bảy, “những chiếc móng ngâm nước bắt đầu có cảm giác” [41, tr.49]; hai phút tiếp sau đó “mạch máu tăng dần” [41, tr.88], nó đã tỉnh hơn đơi chút; đến mười hai giờ kém mười chín đã đã kêu được mấy

tiếng nhỏ và đến mười hai giờ “con cú đập cánh, vươn cổ ra trước” [41, tr.160] bay về với trời xanh. Nhưng thời gian quá khứ trong tiểu thuyết (thời gian viết về cuộc đời Tính) thì lại hiện hình qua những mảnh kí ức, những vụn nhỏ ám ảnh của nhân vật Tính từ khi cịn trong bụng mẹ, sinh ra, lớn lên và cho tới khi tự kết liễu đời mình. Thời gian viết về Tính chồng lên lớp thời gian viết về con cú hay chính là thời gian phi tuyến tính chồng lên lớp thời gian tuyến tính đã tạo ra hiện tượng kéo căng và dồn nén thời gian trong tiểu thuyết. Và chính bởi thế mà cuộc hành trình của con cú được kéo căng ra, cịn cuộc đời Tính lại được dồn nén lại.

Xây dựng kiểu khơng gian và thời gian đồng hiện đã góp phần vào việc xây dựng các nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Khi đồng hiện hai kiểu khơng, thời gian vơ hình chung nhà văn đã tạo ra những cuộc sống khác nhau cho nhân vật. Con người trong cuộc đời thực có thể bị che khuất bởi những lí do nào đó nhưng con người trong cuộc sống tâm tưởng thì có lẽ sẽ thấy được đến từng góc khuất. Hơn nữa kiểu con người hai cuộc sống này không chỉ cho thấy con người thật hơn mà ngay bản thân sự tương phản giữa những không gian và thời gian khác nhau còn cho ta thấy một phần của bức tranh hiện thực tác giả muốn phản ánh.

Như vậy, với kết cấu đồng hiện, Nguyễn Bình Phương đã làm sống dậy đồng thời nhiều sự vật, sự việc, nhiều con người với nhiều hành vi đan cài, đôi khi không phân biệt rạch ròi ở nhiều khoảng thời gian khác nhau. Quá khứ tràn sang cả hiện tại và kéo theo cả tương lai, hay có lúc cả quá khứ, hiện tại và tương lai cùng hiện hữu ở một thời điểm. Tất cả bị mờ đi giữa ảo và thực, giữa trần thế và cõi tâm linh, qua đó nội tâm nhân vật được bộc lộ một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 30)