Kết cấu đa tuyến

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 33)

Sự phân rã của cốt truyện truyền thống trong văn học hiện đại mở ra nhiều sáng tạo mới về mặt kết cấu. Đây chính là những gợi ý quan trọng giúp các nhà văn tìm được hướng đi đúng đắn cho mình. Cùng một cuốn tiểu thuyết có sự

xuất hiện đồng thời hay song hành của hai hay nhiều tuyến truyện rời rạc, khơng mấy liên quan hoặc khơng liên quan gì tới nhau là nghệ thuật kết cấu đã khơng cịn xa lạ với văn học hiện đại, mà đặc biệt là văn học hậu hiện đại. Lối kết cấu như thế, người ta gọi là kết cấu đa tuyến. Hòa chung với dịng văn học, Nguyễn Bình Phương cũng có những tác phẩm thể hiện thành công dạng kết cấu này và

Thoạt kỳ thủy cũng là một trong số những tác phẩm thể hiện khá nhuần nhuyễn

thủ pháp nghệ thuật này.

Như phần lớn các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ở Thoạt kỳ thủy, tác giả cũng đưa vào hai tuyến truyện được xây dựng theo kiểu kết cấu “đa mạch đan xen”. Đó một sự xây dựng khá cơng phu và cuốn hút: Mạch truyện thứ nhất kể về câu chuyện của con cú từ khi bị thương lúc mười một giờ mười lăm đến khi hồi phục và cất cánh bay dọc triền sông lúc mười hai giờ; mạch truyện thứ hai kể về cuộc sống, cuộc đời của những con người ở Linh Sơn mà nổi bật lên là Tính từ khi sinh ra cho đến khi dùng dao tự kết liễu đời mình. Có thể nói, kết cấu này là một sợi dây quá dài và mong manh để kết nối hai mạch truyện. Hai mạch truyện đồng hiện nhưng lại có một độ “lệch” nhất định về mặt thời gian. Bốn lăm phút kể về hành trình khơi phục vết thương của con cú lại được đặt tương đương với sự tồn tại, phát triển rồi đi tới diệt vong của cả một ngơi làng, một đời người (Tính). Hai mạch truyện dường như khơng liên quan gì tới nhau nhưng lại đan cài, xen lẫn và song song tồn tại. Nguyễn Bình Phương cứ viết về con cú, cứ viết về cuộc đời Tính theo kiểu đan xen, hịa quyện vào nhau rồi vứt cho độc giả “mớ hỗn độn” ấy để họ toàn quyền hành xử. Và như vậy, câu chuyện cứ trơi theo các tình tiết, các hành động của nhân vật: Con cú, một biểu tượng của cái ác, cái xấu bị bắn rơi xuống sơng, theo thời gian nó dần hồi phục vết thương. Tính, một đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi những hành động bạo lực từ nhỏ; lớn lên phát triển khơng bình thường về tâm sinh lý và khi Tính tự kết liễu đời mình ở tuổi hai mươi cũng là lúc con cú cất cánh bay lên khỏi dịng sơng. Nguyễn Bình Phương chỉ trưng ra

bằng ấy sự việc, nhân vật nhưng rõ ràng đã đem đến sự lơi cuốn kì lạ đối với độc giả.

Kết cấu đa tuyến trong Thoạt kỳ thủy khiến người đọc tưởng như đang

được xem một vở kịch về cuộc đời Tính trong khoảng thời gian bốn mươi lăm phút. Chất kịch được thể hiện rõ nét ở chỗ: Tiểu thuyết được chia làm ba phần rất rõ ràng. Đó là: Phần A - Tiểu sử, phần B - chuyện, phần C - phụ chú. Trong phần A, những thông tin về mười tám nhân vật xuất hiện trong phần chuyện được tác giả giới thiệu một cách ngắn gọn nhất. Phần B là phần chính của tác phẩm, chính là nội dung câu chuyện về cuộc đời nhân vật Tính. Phần C là truyện ngắn Và cỏ, một tác phẩm của nhà văn Phùng và mười một giấc mơ của Hiền và Tính. Ba phần của tiểu thuyết gắn với ba phần trong một vở kịch, với mở đầu là phần giới thiệu về các nhân vật, sau đó là phần nội dung chính và cuối cùng là phần chú thích cho các vai diễn, các cảnh của vở kịch. Mỗi một phần được mở đầu bằng một mốc thời gian cụ thể và hình ảnh con cú cũng giống như một cảnh trong vở kịch vậy. Những cảnh về con cú giống như những trường đoạn tạo cảm giác nhấn nhá trong điện ảnh có tác dụng khắc sâu, ám ảnh tâm trí người thưởng thức, gợi những lớp nghĩa ẩn sâu sau câu chuyện chính hay ở đây là câu chuyện về cuộc đời Tính.

Kết cấu đa tuyến trong tiểu thuyết ở văn học hiện đại khơng cịn lạ lẫm. Văn học của chúng ta đã trải qua một thời gian quá dài với sự lên ngôi của cái dễ dãi, cái đơn giản trong cách kể một câu chuyện. Cuộc sống ngồi xã hội thì diễn ra rắc rối và phức tạp vô cùng. Văn học cũng vì thế mà chọn cho mình những cách thức thể hiện cơng phu và biến hóa hơn. Tìm ra những cách viết mới để mở ra những hướng tiếp cận khác nhau vào đời sống là mục tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi nghệ sỹ sáng tạo ngơn từ. Thơng qua kết cấu đa tuyến, Nguyễn Bình Phương khơng những muốn người đọc phải tinh tế hơn trong cách tiếp nhận văn bản, đồng thời thơng qua hình thức kết cấu ấy nhà văn muốn khai phá những chiều sâu trong thân phận con người từ nhiều góc độ khác nhau. Kết cấu đa

tuyến chính là nét đặc sắc trong Thoạt kỳ thủy nói riêng và hầu hết những tiểu thuyết cịn lại của Nguyễn Bình Phương nói chung. Tóm lại, những đổi mới về mặt kết cấu đã tạo nên tính mới mẻ riêng biệt và độc đáo trong thủ pháp của Nguyễn Bình Phương. Trong đó, việc đưa nhiều tuyến truyện vào kết cấu tác phẩm chính là một điểm sáng nghệ thuật trong những tiểu thuyết của ông. Những đổi mới về kết cấu không chỉ liên quan tới hình thức tác phẩm, mà cịn thơng qua đó chiếu sáng nội dung, giúp nhà văn lột tả được thân phận con người cùng tính nhiều mặt, sự mất phương hướng của họ trong xã hội. Cũng thông qua lối kết cấu ấy, nhà văn đã phần nào thực hiện được những quan điểm của mình về việc đổi mới và những nhiệm vụ của tiểu thuyết thời hiện đại.

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 33)