Không gian tâm linh

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 59)

Trong sáng tác văn học, không gian nghệ thuật là “một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ” [48, tr.72]. Khơng gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật nào cũng có khơng gian nghệ thuật của nó. Khơng gian nghệ thuật tồn tại dưới các dạng: hiện thực, siêu thực.

Theo Từ điển tiếng Việt: “Tâm linh là khả năng đoán trước được việc nên xảy ra theo quan niệm duy tâm” [32, tr.264]. “Văn học nghệ thuật tìm đến với tâm linh như cách thể hiện quan niệm, tư tưởng về con người và hiện thực một cách sâu sắc, tồn diện ở mọi khía cạnh, đi sâu vào những vấn đề bí ẩn của lồi người mà đến nay chưa có câu trả lời chính xác. Tâm linh là yếu tố liên quan tới tâm hồn, tinh thần, trực giác, linh giác, vô thức..., là một thế giới của niềm tin thiêng liêng mang màu sắc tơn giáo đầy bí ẩn. Tâm linh thể hiện khát vọng tự hoàn thiện, khát vọng tự giải thoát để tạo trạng thái cân bằng cho con người. Ngịi bút tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã đưa người đọc nhập sâu vào cõi tâm linh như một con đường để chiếm lĩnh hiện thực, mảng hiện thực khơng thể trơng, nhìn, cầm, nắm trực tiếp mà chỉ có thể cảm nhận bằng “linh giác”” [3, tr.31].

Không gian tâm linh là không gian được pha vào đó yếu tố huyền ảo, yếu tố ma quái và được phản chiếu qua những giấc mơ, trong các trạng thái vô thức của nhân vật. Vô thức biểu hiện ở các dạng thức: mộng mị, giấc mơ, trạng thái mê sảng, những ẩn ức hay sự kiềm chế bản năng, những dục vọng, bản năng

không chỉ là việc đi giải mã những mộng mị, giấc mơ, những ẩn ức của những nhân vật mà còn là việc khảo sát nghệ thuật làm nên những giấc mơ ấy.

“Văn học truyền thống, đặc biệt văn học Việt Nam, ít quan tâm đến các giấc mộng. Nếu có, chúng thường chỉ được trình bày như như sự trao đổi giữa con người với thế giới siêu nhiên, từ đó dẫn đến những điềm báo, những lời tiên tri” [53]. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, có thể coi giấc mơ là một thủ pháp nghệ thuật được Nguyễn Bình Phương vận dụng triệt để nhằm mở rộng khơng gian cho tác phẩm nói chung, khơng gian tâm linh nói riêng và góp phần thể hiện nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau. Trong Thoạt kỳ thủy, giấc mơ xuất hiện với tần suất đậm đặc. Tác phẩm chỉ dài 167 trang in trên giấy khổ nhỏ nhưng có những 14 giấc mơ (giấc mơ của Hưng ở trang 99, giấc mơ của bà Liên ở trang 103, giấc mơ của Tính ở trang 55, 11 giấc mơ của Tính và Hiền ở phần phụ lục trang 164) được nói đến. Đặc biệt là ở cuối tác phẩm cịn có hẳn một phần phụ lục về những giấc mơ của Tính và Hiền.

Trong giấc mơ, mọi sự việc đều diễn ra một cách khác thường và hầu hết đều phản ánh nỗi sợ hãi, lo sợ hay điềm báo mà trong cuộc sống thực con người ít có khả năng “chạm mặt”. Bởi lẽ “giấc mơ thực chất cũng là một thứ ngôn ngữ nội tâm, dưới dạng vơ thức, bởi đó là nơi ghi lại những ám ảnh, những xúc cảm nào đó của nhân vật trong cuộc sống đời thường” [18]. Giấc mơ của Tính và Hiền cũng thế, trong giấc mơ của Tính, của Hiền là một khơng gian mờ ảo, ma mị nhưng lại phản ánh không gian thực ở cuộc sống thực. Ban ngày, Tính có thú vui giết công cống; ban đêm, trong giấc mơ, Tính thấy: “bao nhiêu công cống rúc vào lòng tay, con nào cũng cầm một thanh củi vàng” [41, tr.165]. Tính bị ám ảnh bởi những hành vi bạo lực của cha từ ngày cịn nhỏ, có lẽ bởi vậy, mà trong giấc mơ, Tính cũng không hết sợ người cha nghiện rượu, bạo lực ấy: “Bố cười, tay huơ chai rượu địi nhốt Tính vào trong. Tính sợ, thét lên” [41, tr.165]. Trăng và máu cũng lần lượt xuất hiện trong giấc mơ của Tính, dường như chúng là những ám ảnh khuôn nguôi luôn thường trực trong con người Tính: “Trời trắng

xóa. Có một vầng trăng đen, to bằng đít chén nằm ở đỉnh. Trời đổi thành đen, vầng trăng lại đỏ. Cứ thế đổi màu liên tục cho đến lúc chồng tỉnh” [41, tr.164]; “Gió thổi, tảng đá nâu nổi gân hồng. Máu lênh láng tràn từ núi xuống dìm ngập đất…” [41, tr.166].

Hay với Hiền cũng thế, ban ngày Hiền nghĩ gì, Hiền làm những gì thì dường như đều hiện lên rõ mồn một trong những giấc mơ và ngược lại. Muốn Hiền về làm dâu, ông Bồi đã tìm gặp Hiền ở bãi đá để ướm lời; “Hiền lắc đầu, nói đã nhận lời với bà Liên” [41, tr.59]. Trong vô thức, Hiền mơ, cũng cùng nội dung ấy nhưng không gian trong giấc mơ đã đổi khác rất nhiều: “… Bè vó ơng Bồi. Cá nổi vây trên sông, ông Bồi đến, quỳ xuống chân Hiền, nói: - Giúp tơi với!” [41, tr.166]. Và khơng ít lần, trong mơ Hiền gặp những sự việc dở khóc, dở cười: “Một ơng râu rậm rơi từ đâu xuống. Tóc vàng, râu vàng, mắt vàng. Người cởi trần, đóng khố. Ơng ta nhìn Hiền, cười. Hiền lùi lại. Sương ùa đến che ông ta. Hiền chạy tìm, nghe tiếng nói buồn rầu, yếu ớt: - Tơi khổ lắm. Hỏi Khoa thì biết” [41, tr.167]. Một người chưa bao giờ biết, chưa bao giờ thấy Chúa, ấy thế mà trong giấc mơ lại thấy hình ảnh một ơng “Tóc vàng, râu vàng, mắt vàng. Người cởi trần, đóng khố” [41, tr.167] và theo lời xác nhận của ơng Khoa thì đúng người ấy là Chúa: “Hiền chỉ tay lên bàn thờ, bảo mình mơ thấy ơng này. Ơng ta là ai hả Bác? Chúa đấy!” [41, tr.92]. Những giấc mơ của Tính gắn liền với những ám ảnh về máu, bạo lực, trăng… với những hính ảnh về con dao giết lợn, về ông Điện, ông Khoa, thằng bé điên... những người sẽ là nạn nhân của bản năng khát máu nơi Tính. Những giấc mơ của Hiền thì gắn liền với thân phận hẩm hiu, bất hạnh của cô. Hiền mơ thấy Chúa nhưng lại không theo đạo Thiên Chúa; mơ thấy Chúa nhưng sáng hôm sau lại vui vẻ lạ thường vì nghĩ rằng người đàn ông lạ mặt xuất hiện trong giấc mơ đến để tán tỉnh mình. Một người phụ nữ xinh đẹp, ngoan hiền như Hiền đáng lẽ phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc bên chồng thế nhưng lấy Tính, một người đàn ơng mất bản năng tính dục, những khát khao rất đàn bà của Hiền chỉ có thể tồn tại trong những giấc mơ. Như

vậy, ngoài việc tạo không gian riêng để độc giả hiểu rõ hơn về nhân vật, giấc mơ chính là một hình thức phản ánh cõi vơ thức mênh mông của con người. Cõi vô thức ấy cứ trải dài, miên man, vô tận. Con người có thể điều khiển hành vi, lời nói của mình những khơng thể nào điều khiển được vơ thức. Chính bởi thế, giấc mơ - một dạng thức của khơng gian tâm linh chính là một phương tiện hữu ích giúp nhà văn lý giải về những hiện tượng kì bí ln có mặt trong đời sống của con người mà cho đến nay khoa học vẫn chưa thể chứng minh. Hơn thế nữa, cho nhân vật “sống” trong những giấc mơ là Nguyễn Bình Phương tạo cho họ một không gian riêng, không gian khác bên cạnh không gian chung của cả tập thể các nhân vật trong tác phẩm, để từ đó đi sâu vào thế giới nội tâm, cõi vơ thức của nhân vật ấy. Giấc mơ có một ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người đọc hiểu về nội tâm nhân vật khi nó gắn liền với những ám ảnh, những nỗi lo âu thường trực và những biến cố trong cuộc sống của nhân vật. Trong Thoạt kỳ thủy, giấc mơ là thấu kính nhiệm màu để Nguyễn Bình Phương soi vào những biến động nơi tâm hồn nhân vật của mình.

Như vậy các giấc mơ trong tiểu thuyết cịn có ý nghĩa dự báo những hành động nhân vật sẽ làm và những sự kiện sắp diễn ra. Trong những giấc mơ ấy ta thấy những hụt hẫng, những dằn vặt, những chao đảo điên rồ… của nhân vật. Trạng thái tỉnh - mê đó làm con người bên trong nhân vật hiện diện rõ nét hơn bao giờ hết. Khai thác những giấc mơ, Nguyễn Bình Phương đã đi theo hướng thăm dị vơ thức. Đây là một đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương khi xây dựng khơng gian tâm linh trong tác phẩm của mình.

Giấc mơ, nơi thể hiện đắc địa không gian tâm linh trong Thoạt kỳ thủy cịn được biểu hiện ở chỗ, Nguyễn Bình Phương cho nhiều lớp khơng gian chồng lên nhau khiến người đọc rất khó xác định khơng gian của từng mạch truyện. Không gian xuất hiện trong giấc mơ của giấc mơ khi Tính mơ thấy Hiền đang mơ là không gian khác hơn, ảo hơn rất nhiều không gian của mạch truyện trước đó: “Gió từ núi Hột mang đến những tiếng rì rầm man dại. Trời lặng đi một chút rồi

mưa đột ngột đổ xuống. Mưa chạy rào rào trên các tán cây, nhỏ rin rít từ mái tranh xuống thềm. Có tiếng gà gáy lạc lõng, nhịe nhoẹt. Tính thiếp vào giấc ngủ nhẹ nhàng. Gần sáng, Tính mơ” [41, tr.55]. Khơng gian của mạch truyện trước đó đã kì bí, biến ảo; khơng gian trong giấc mơ của giấc mơ khi Tính mơ thấy Hiền đang mơ còn biến ảo hơn gấp nhiều lần. Theo dõi vào giấc mơ của Tính ta thấy, đầu tiên không gian mở ra với việc Hiền mơ thấy hai con bọ ngựa, sau đó Hiền tỉnh dậy thì “thấy nằm đè lên bơng hoa cải. Dưới cánh hoa nát có con sâu đen nhỏ bằng que tăm” và rồi “Ba năm sau, Hiền lấy chồng mới biết mình bị mất trinh” [41, tr.55]. Khơng gian trong giấc mơ biến ảo khơn lường, nó như là một phương tiện để nhà văn lí giải về những hiện tượng kì bí ln có mặt trong đời sống của con người. Như vậy, “trong Thoạt kỳ thủy, giấc mộng là biểu hiện của những gì thầm kín, bí mật, riêng tư nhất của mỗi cá nhân. Khi mô tả một giấc mơ, Nguyễn Bình Phương thật kiệm lời, khơng bình phẩm hay dẫn giải, tuyệt đối tơn trọng ngôn ngữ riêng của mơ: thường thường đó là những hình ảnh, âm thanh được lắp ghép một cách phi lý” [53].

Bên cạnh những giấc mơ, không gian tâm linh trong Thoạt kỳ thủy cịn

được thể hiện bởi những linh cảm khơng mấy tốt đẹp từ khơng gian Linh Nham: “Nắng thoi thóp đỏ quạch rọi vào mặt” [41, tr.46] và “Dịng sơng khựng lại. Nó bị kéo lên như tấm vải... và dịng sơng bị dứt khỏi đôi bờ” [41, tr.160]. Không khí thì mù mịt, cuồn cuộn. Tiếng đập tràn lan khắp nơi khô khốc, lanh lảnh, triền miên bất tận. Trời thì nắng, xám, mê man như người hấp hối. Không gian của

Thoạt kỳ thuỷ ln gắn liền với bầu khơng khí u ám, sắc màu ảm đạm gợi ra viễn

cảnh của cuộc sống âm u, lạnh lẽo hoang vu thời tiền sử. Con người như đang sống trong cơn quặn mình hấp hối, mê sảng và sắp đi đến chỗ diệt vong. Không gian này dự cảm về sự chết chóc, hủy diệt đang rình rập nơi đây mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh không gian thực, không gian tâm linh trong tiểu thuyết Thoạt kỳ

thủy góp phần làm cho không gian trong tác phẩm được giãn nở, kéo dài, trải

nhân vật trải lịng mình, bày tỏ những khao khát, ước mơ, nguyện vọng, đôi khi cịn phơi bày những ẩn ức giấu kín nơi cõi lịng của nhân vật mà ở khơng gian thực, đời sống thực họ khơng có dịp giãi bày. Xây dựng khơng gian tâm linh chính là cách Nguyễn Bình Phương đưa bút pháp của tiểu thuyết hậu hiện đại vào trong sáng tác của mình. Với sự tiếp nhận tinh tế, cùng khả năng sáng tạo linh hoạt, Nguyễn Bình Phương đã thổi một làn gió mới vào trong tiểu thuyết của mình, khiến khơng gian trong những tiểu thuyết của nhà văn nói chung, trong Thoạt kỳ thủy nói riêng vừa gần gũi, thân quen lại vừa biệt lập, kì ảo và ma mị.

Một phần của tài liệu (Trang 54 - 59)