Truyện lồng trong truyện

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 39)

Trong Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương sử dụng thành công kiểu tổ

chức truyện lồng trong truyện.

Với kiểu tổ chức cốt truyện này không những giúp không gian nghệ thuật trong tác phẩm được mở rộng mà cịn làm tăng chiều kích hiện thực ở trong đó. Chính bởi tác dụng ưu việt này, khơng với Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà (Khải huyền muộn), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Thuận (Phố Tàu) và nhiều nhà văn khác… cũng xây dựng cốt truyện theo dạng thức này.

Trong những tiểu thuyết của mình nói chung, trong Thoạt kỳ thủy nói

riêng, Nguyễn Bình Phương sử dụng lối tổ chức truyện lồng trong truyện, tiểu thuyết trong tiểu thuyết này khá thuần thục và mang đậm cá tính sáng tạo so với các nhà văn đương đại khác. Hình thức tổ chức truyện lồng trong truyện không dừng lại ở xen một truyện trong tiểu thuyết mà truyện được xen vào, được lồng vào, nó kéo dài, nó xuyên suốt, tương ứng hay nói cách khác là song trùng với từng chương đoạn, từng sự việc chi tiết trong tiểu thuyết. Soi vào Thoạt kỳ thủy ta thấy, mở đầu tác phẩm là hình ảnh con cú bị hạ rơi xuống sơng khoảng hơn mười một giờ và hồi phục, bay lên không trung dọc bờ sông lúc mười hai giờ trưa. Tuyến truyện này chỉ chiếm dung lượng tác phẩm rất ngắn so với tuyến truyện còn lại kể về cuộc đời của nhân vật Tính từ khi cịn ở trong bụng mẹ cho đến khi kết liễu đời mình, lúc mới hai mươi tuổi. Tuyến truyện con cú bao bọc lấy tuyến truyện về nhân vật Tính dường như diễn ra cùng một thời điểm nhưng độ lệch về thời gian lại q lớn: hành trình khơi phục vết thương của con cú khoảng bốn mươi lăm phút lại được diễn ra ngang bằng với hai mươi năm cuộc đời Tính:

“Mười một giờ mười lăm”, đây chính là thời điểm con Cú bị bắn rơi. Tương ứng là sự việc Tính ra đời: “Chiều xuống, Liên thấy bụng nhâm nhẩm đau… Phước ngồi mỏi, bèn lấy cái chén uống nước của trạm xá, đưa lên mồm gặm. Gặm được khoảng hai mươi phút, thì có tiếng trẻ khóc” [41, tr.14].

Từ “mười một giờ mười lăm” cho tới “mười một giờ mười bảy”, chỉ trong hai phút đồng hồ, thế mà cuộc đời Tính, tính cách của Tính đã gần lồ lộ trong con mắt độc giả: “Năm lên hai tuổi,… Tính thích lê la một mình, bạ gì cũng cầm, bạ gì cũng liếm, cũng cho vào mồm” [41, tr.15]. Tính theo ơng Điện đi giết lợn. Một ngày khơng xa, Tính châm lửa đốt nhà Hiền, khiến ơng Điện chết cháy. Sau khi ông Điện chết, ông Phước và bà Liên quyết định cho Tính đi đập đá ở núi Hột. Tính và Hiền cưới nhau. Trong cơn điên loạn, Tính dùng con dao chọc tiết lợn của ông Điện đâm chết một thằng bé điên. Tất cả những sự việc

trên được kể tương ứng với khoảng thời gian từ “mười một giờ mười bảy” cho tới “mười một giờ hai lăm”. Lúc này, con cú đã tỉnh hơn lúc bị bắn rơi rất nhiều: “mỏ con cú mấp máy, đầu hơi lúc lắc… Nó bắt đầu chú ý tới xung quanh” [41, tr.88].

Từ “mười hai kém mười chín” cho tới “mười hai giờ”, “con cú rướn người… đập cánh, vươn cổ ra trước” [41, tr.160] bay về với bầu trời. Trong khoảng thời gian ấy, Tính đã làm biết bao việc tồi tệ: giết lợn của những gia đình trong làng; đâm chết ơng Khoa; tự kết liễu đời mình.

Khơng chỉ có truyện chính lồng trong truyện chính làm nổi bật lên nội dung toàn bộ tiểu thuyết, Thoạt kỳ thủy còn dung chứa truyện ngắn trong tiểu

thuyết, một hình thức của truyện lồng trong truyện khác. Đó chính là truyện ngắn

Và cỏ của nhà văn Phùng được tìm thấy ở gậm phản của nhà văn sau khi ông bị

Hưng bắn chết. Nếu đặt riêng ra thì Và cỏ cũng được xem như là một truyện

ngắn hoàn chỉnh.

Sự đan xen giữa truyện ngắn Và cỏ với tiểu thuyết chính là một một cách tân lớn của Nguyễn Bình Phương. Đây có thể xem là một sự kết hợp, sáng tạo mới mẻ trong hình thức truyện lồng trong truyện. Và một lần nữa cho thấy tài năng, bản lĩnh, sự nỗ lực hết mình vì nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương.

Việc tổ chức cốt truyện theo hình thức truyện lồng trong truyện, truyện ngắn lồng trong tiểu thuyết hay tiểu thuyết trong tiểu thuyết thì mục đích cuối cùng cũng là nhằm hướng tới làm cho cách kể chuyện được uyển chuyển hơn, nội dung truyền tải được sâu sắc hơn, góp phần bổ sung làm rõ chi tiết, hình tượng của tác phẩm hơn và cuối cùng là mang lại một hình thức vơ cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc. Cách tổ chức truyện lồng trong truyện đối với văn chương thế giới không phải là mới; ở văn chương đương đại Việt Nam, Nguyễn Bình Phương cũng khơng phải là người đầu tiên khai phá cách xây dựng, tổ chức cốt truyện này, thế nhưng Thoạt kỳ thủy thực sự là một thành cơng lớn của Nguyễn Bình Phương ở hình thức nghệ thuật này.

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 39)