Giọng điệu giễu nhạ

Một phần của tài liệu (Trang 68 - 74)

Theo Từ điển văn học: “Nhại là sự bắt chước một cách hài hước đối với một hay một nhóm tác phẩm nghệ thuật. Nhại thường được xây dựng trên sự khơng tương ứng giữa bình diện văn phong và bình diện đề tài của hình thức nghệ thuật. (…) Có thể nhại thi pháp một tác phẩm, một tác giả, một thể loại, một nhãn quan tư tưởng” [6, tr.1250 ].

Giễu nhại được hiểu một cách chung nhất là một giọng điệu nghệ thuật trong các tác phẩm tự sự, trong đó nhà văn dùng các phương tiện ngơn ngữ để từ cách nói bộc lộ thái độ mỉa mai của mình đối với nhân vật hay sự việc, hiện tượng nào đó. Giễu nhại chủ yếu quan tâm đến việc vạch ra cái xấu, cái lố bịch, khiếm khuyết để giúp người ta nhận biết, sửa chữa và hồn thiện. Cũng có khi, giễu nhại được dùng như một thủ pháp gây cười, tạo sự hài hước cho tác phẩm. Bằng lời văn giễu nhại, các tác giả đã làm đảo lộn những cái gì gọi là nghiêm túc, lột cái vỏ hào nhoáng để trơ ra cái giả dối, cái lố bịch, cái đáng cười.

Trong tiểu thuyết, giọng giễu nhại thường thể hiện dưới hai hình thức. Giọng giễu nhại thể hiện trực tiếp khi nhà văn nói về cái lố bịch, đáng cười của nhân vật, khi hình thức lại mâu thuẫn với bản chất. Thường trong một đoạn văn ngắn, nhà văn làm xuất hiện hai hiện tượng, hai sự việc và cách nói nối tiếp nhau nhưng chúng hoàn toàn mâu thuẫn với nhau đem lại tiếng cười hài hước. Và hình thức thứ hai đó là giọng giễu nhại thể hiện gián tiếp thông qua lời nhân vật. Dù được thể hiện bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp thì cũng đều hướng tới việc làm bật ra tiếng cười nơi độc giả để từ đó làm rõ một sự việc, một nhận định hay một bản chất. Trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương chỉ sử dụng hình thức giễu nhại trực

tiếp.

Giễu nhại về tôn giáo và tín ngưỡng, Nguyễn Bình Phương tập trung khắc họa sự mâu thuẫn giữa lời nói, hành động với niềm tin tơn giáo ở ơng Khoa. Là một tín đồ của Thiên chúa giáo, ông Khoa yêu đạo, am hiểu tôn giáo mà mình theo đuổi, kể về nó say sưa nhưng khi được Hưng đặt cho một câu hỏi dở khóc dở cười “Nhà Chúa có mọt khơng?” [41, tr.76] lại điềm nhiên đáp: không biết. Câu hỏi của Hưng và cả câu trả lời của ông Khoa làm độc giả phải bật ra tiếng cười, tiếng cười xa xót cho một con chiên ngoan đạo đến mức lũ lẫn.

Không chỉ mâu thuẫn giữa niềm tin tơn giáo với lời nói, giễu về tơn giáo và tín ngưỡng ở nhân vật này còn được thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động:

“Ra đường cái, ơng Phùng gặp ơng Khoa liền níu lại hỏi đi đâu về. Ông Khoa đáp sang bãi Soi thiến mèo hộ nhà Trọng. Ơng Phùng toan đi, ơng Khoa níu lại:

- Tơi đến thăm thằng Tính thế mà xã lại cấm. Ơng Phùng mím mơi:

- Thăm với nom gì, giết người là việc của nó, ảnh hưởng đến ai đâu. Ông Khoa huơ tay ngạc nhiên:

- Chúa khơng cho phép. Ơng Phùng cười ruồi:

- Thế thiến mèo Chúa có cho phép khơng? Ơng Khoa tái mặt sờ cây thánh giá” [41, tr.84].

Ln miệng nói về cái thiện, về cái cao đẹp, về sự sống ở tơn giáo mình theo đuổi nhưng ơng lại làm cái việc triệt đi nguồn sống của sinh vật (thiến mèo). Như vậy nó làm cho con người ta nghi ngờ về lòng thiện của con người là chân thành hay chỉ là cuội đá?

Sự vênh lệch giữa niềm tin, tình u tơn giáo và những lời nói, hành động của ông Khoa đã khiến độc giả cười ngả nghiêng với sự yêu đạo một cách thái quá dẫn đến mê muội của nhân vật này. Như vậy, bằng giọng giễu nhại được sử dụng một cách linh hoạt, Nguyễn Bình Phương đã giễu thái độ sùng kính đến nực cười của những người như ông Khoa.

Giễu về giới văn nghệ sĩ, Nguyễn Bình Phương đã tạo ra tiếng cười chế nhạo

tài năng thấp kém, bản chất giả dối của những văn sĩ “nửa mùa”. Trong Thoạt kỳ

thủy, nhân vật nhà văn Phùng là đối tượng bị giễu. Qua lời của tác giả, ta được biết,

ông Phùng “đang hy vọng cuộc thi truyện đợt này, ông đã gửi đi ba truyện đều được in cả ba. Nếu trúng giải ông sẽ thu xếp về ngay lập tức. Ông Phùng thú nhận với Hiền là mình muốn về trong vinh quang” [41, tr.101]. Thế nhưng khi “Hiền hỏi vinh quang là gì?” [41, tr.101] thì “Ơng Phùng giơ tay lên q đầu bất lực vì khơng giải thích được” [41, tr.101].

Là tín đồ của nghiệp văn chương, thế nhưng ông Phùng lại bất lực trước chữ nghĩa. Đó chính là tiếng cười chế nhạo mà Nguyễn Bình Phương dùng để “lật tẩy” cái tài năng “nửa mùa” của nhân vật Phùng. Với hình tượng nhân vật này, Nguyễn Bình Phương đã giễu một bộ phận không nhỏ văn nghệ sĩ bất tài (nghệ sĩ Huấn và Công, nhà thơ Lưu Lưu trong Những đứa trẻ chết già). Nhân vật văn sĩ của Nguyễn Bình Phương say sưa nói chuyện văn chương. Họ thể hiện sự tơn thờ, nguyện dâng hiến cả đời mình cho thứ “tơn giáo” cao cả đó. Nhưng đơi khi đó chỉ là cái vỏ ngơn từ sáo rỗng che giấu bên trong tài năng tầm thường. Chính vì thế, giễu về giới văn nghệ sĩ “nửa mùa”, Nguyễn Bình Phương thể hiện thái độ khinh khi, xem thường.

Giễu nhại về vấn đề đạo đức của con người trong thời buổi lố lăng, Nguyễn Bình Phương cịn dùng chất giọng này để chế nhạo, giễu cợt một kẻ bạo lực, nghiện rượu, đó là ơng Phước, bố của Tính, chồng bà Liên. Ơng ta dễ dàng tung hơ bất cứ ai là Đức Thánh Trần nếu được người ấy “bố thí” cho ít rượu thịt. Những lời nói của ơng Phước đã tố cáo sự giả tạo, tố cáo cái tật nghiện rượu ở ơng. Vì cái chất cay ấy mà dễ dàng đánh mất đi phẩm giá của bản thân. Tiếng cười được bật ra khi độc giả thấy lúc thì ơng “phong tặng” người này là Thánh Trần, lúc lại hào phóng tung hơ người kia là Thánh Trần. Nếu như tiếng cười được Nguyễn Bình Phương tạo ra khi miêu tả ông Khoa là để giễu sự yêu đạo một cách thái quá thì ở đây, tiếng cười là để vạch trần những thói hư tật xấu tồn dư trong con người ông Phước bấy lâu nay.

Như vậy, dưới ngịi bút của Nguyễn Bình Phương, những câu văn với giọng giễu nhại đã thể hiện rõ sự vênh lệch giữa “vai” và bản chất của đối tượng. Tiếng cười được bật ra cũng là khi bản chất, tính cách của các nhân vật được bộc lộ và rõ nét hơn bao giờ hết. Đồng thời, thông qua những tiếng cười, nhà văn muốn vẽ nên một xã hội đảo điên, một đời sống nhộn nhạo đang dần đánh mất đi mọi giá trị. Đây thực sự là một thủ pháp nghệ thuật đem lại nhiều thành cơng cho Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương.

KẾT LUẬN

Con đường sáng tác của Nguyễn Bình Phương là cả một hành trình sáng tạo nghệ thuật có bắt đầu, có phát triển và còn tiếp tục với những thành công đang hứa hẹn. Với quan niệm: “Khơng có sự sáng tạo nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình” [13], Nguyễn Bình Phương đã tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Đặc biệt, người đọc nhận thấy ở tiểu thuyết của ơng, kĩ thuật tiểu thuyết có nhiều cách tân mới mẻ về nghệ thuật kết cấu, tổ chức cốt truyện, xây dựng hình tượng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu… Ở

Thoạt kỳ thủy, mọi kĩ thuật đó đều đạt đến độ tinh tế.

Trong Thoạt kỳ thủy, để biểu đạt sinh động và ấn tượng thế giới hiện thực cũng như con người, nhà văn đã đưa vào những kĩ thuật tiểu thuyết mới mẻ. Kết cấu đồng hiện và kết cấu đa tuyến đã góp phần làm cho không gian tiểu thuyết được mở rộng và tạo ra những cuộc sống khác nhau cho nhân vật, giúp nhà văn soi rọi mọi góc khuất trong tâm hồn họ. Thông qua kiểu cốt truyện phân mảnh và truyện lồng trong truyện, nhà văn không chỉ muốn độc giả tham gia vào quá trình đồng sáng tạo với mình mà qua đó, cịn phản ánh được hiện thực xã hội đang ngày càng trở nên đảo lộn. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, bằng thủ pháp xóa mờ và kì ảo hóa nhân vật giúp nhà văn soi chiếu nhân vật của mình dưới nhiều góc độ, khía cạnh để từ đó con người hiện lên chân thực nhất, sinh động nhất.

Đồng thời, tìm hiểu các kĩ thuật tiểu thuyết trong Thoạt kỳ thủy của

Nguyễn Bình Phương, chúng tơi cịn nhận thấy: nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian, ngơn ngữ và giọng điệu cũng có nhiều cách tân, đổi mới. Trong tiểu thuyết, không gian tâm linh kết hợp với thời gian huyền ảo góp phần làm cho tác phẩm được giãn nở, kéo dài, trải rộng hơn, đồng thời tạo ra ấn tượng về một thời xa xưa, một miền xa vắng chứa đầy những sự kiện, hiện tượng kì ảo. Ngơn ngữ “lời câm” chắp dính, đậm chất kì ảo thể hiện một cách chính xác những thương

tổn trong tâm hồn và tâm lí bất định của những nhân vật mang trong mình trạng thái tâm lý điên và biểu hiện chân thực cái khơng khí u mê, tăm tối của thuở “thoạt kỳ”. Giọng điệu giễu nhại được sử dụng một cách linh hoạt giúp tính cách, bản chất của nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét. Nói chung, đọc Thoạt

kỳ thủy người ta thấy lạ. Lạ bởi nội dung tư tưởng, lạ bởi các kĩ thuật tiểu thuyết

mà Nguyễn Bình Phương đưa vào trong đó. Thiết nghĩ, muốn trải nghiệm văn chương Nguyễn Bình Phương có lẽ chỉ cần “nhảy cóc” tới Thoạt kỳ thủy sẽ cảm nhận được tất cả.

Rất khó để khẳng định Nguyễn Bình Phương là nhà văn xuất sắc nhất trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam bởi hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn cịn ở phía trước. Tuy nhiên, có thể khẳng định, Nguyễn Bình Phương đã có những đóng góp khơng nhỏ cho hành trình cách tân thể loại tiểu thuyết, tìm tịi hướng đi cho một nền văn học dường như đang bế tắc. Nhà văn xứng đáng được coi là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại cho những trăn trở, nỗ lực, tìm tịi, sáng tạo khơng ngừng trên con đường cách tân tiểu thuyết.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Trang 68 - 74)