Con người đám đông

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 47)

Con người đám đông hiểu một cách đơn giản là con người mang trong mình trạng thái “tâm lý đám đơng” và một tính cách khơng điển hình, thậm chí có phần mờ nhạt.

Xây dựng con người đám đông nghĩa là xây dựng cả một tập hợp, một hệ thống nhân vật với những đặc trưng, tính chất chung cho cả đám người mà trong đó khơng có nhân vật nào là trung tâm, khơng có nhân vật nào được đặc biệt ưu ái. Bên cạnh những nhân vật chính, nhân vật trung tâm, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thường xuất hiện một tập hợp người, là một đám đông tồn tại xung quanh nhân vật chính. Trong Thoạt kỳ thủy, đám đơng ấy là đại diện cho số đông tầng lớp con người sống ở môi trường thôn quê.

Trong Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương xây dựng nên cả một hệ thống nhân vật đám đông. Đa số các nhân vật trong tác phẩm đều được đặt tên. Tuy nhiên, về mặt hình thức, đó hầu như chỉ là những cái tên nói lên đặc điểm của nhân vật hơn là để định danh qua đó miêu tả tính cách. Đó là Bồi q, Lan lác, Mịch điếc, Cu sứt… Thậm chí cái tên Bồi què, Chanh, Vinh cứ lặp đi lặp lại trong những tiểu thuyết khác của Nguyễn Bình Phương.

Cũng như những nhân vật đám đông trong các tác phẩm khác, trong Thoạt

kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, những nhân vật đám đơng này thiếu đi tính

cách điển hình, nhưng lại thể hiện rõ một “tâm lý đám đông”, với những đặc trưng, tính chất chung cho cả đám người. “Ơng Sung thơng báo có chiến tranh biên giới” [41, tr.115], đến từng nhà có thanh niên nam đến tuổi đi lính báo mùng ba tết xuất quân. Những người có con cái bị gọi đi đợt này có ý muốn ơng Sung chậm cho vài ngày vì biết rằng “ngày ấy rất xấu” [41, tr.129], nhưng không

ai dám lên tiếng. Đơn giản bởi ai cũng dè chừng ông Sung: “Lão Sung máu lạnh. Ghê gớm lắm”.

Mỗi nhân vật đám đơng trong tác phẩm dù đều có một cuộc sống riêng, nhưng hầu như họ đều là những con người cô đơn, sống thiếu đi chân lý, vô vị và nhạt nhẽo. Có thể nói, cuộc đời của những nhân vật đám đông này lúc nào cũng bằng lặng đến tẻ nhạt. Bà Liên bao nhiêu năm trôi qua vẫn ngày ngày chăm chỉ đập đá ở núi Hột, tối về cơm nước cho chồng con. Ông Phùng vật lộn với những con chữ của mình quanh năm suốt tháng. Gia đình ơng Bồi què vẫn kiên trì bám bè kể cả những ngày địch bỏ bom lớn. Những người còn lại vẫn quanh đi quẩn lại trong cái xóm Soi ở làng Linh Sơn, không hơn không kém. Guồng quay của cuộc sống và không gian làng quê dường như bao trùm những nhân vật đám đơng này, bủa vây, giấu kín họ khỏi cái thế giới to lớn bên ngồi; khiến cho họ ngày càng sống cơ lập và khép kín. Có lẽ bởi vậy mà nhân vật đám đơng trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương khơng có những phút suy tư nội tâm, dằn vặt trong tâm hồn, phát triển trong tính cách và hành động. Họ tồn tại vật vờ, “vơ nghĩa lý”.

Có thể nói, Nguyễn Bình Phương đã rất dụng cơng khi xây dựng nhân vật đám đông trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy nói riêng và trong các sáng tác của

mình nói chung. Qua nhân vật đám đơng, Nguyễn Bình Phương đã tơ đậm thêm cảm thức cô đơn và “tâm lý đám đông” trong con người thời hiện đại. Con người giờ đây bị cuốn theo guồng quay của công việc, của cơm áo gạo tiền và ngày càng trở nên bé nhỏ, cô đơn giữa cuộc đời. Con người giờ đây đánh mất đi cái tơi cá nhân, chấp nhận hịa mình vào đám đơng để đổi lấy sự bình n, vơ sự với cuộc đời. Vắng họ - những nhân vật đám đơng, có lẽ Thoạt kỳ thủy sẽ thiếu đi cái hay, cái ý vị cần có của một truyện được xây dựng bởi khơng gian làng q. Nó góp phần tạo nên diện mạo mới cho dạng thức nhân vật của ông, đồng thời làm thế giới nhân vật trở nên phong phú đa dạng.

Chung quy lại, dù nhân vật được xây dựng dưới dạng thức con người cô đơn, con người dị biệt hay con người đám đơng thì cũng đều hướng tới mục đích cao cả đó là đi sâu vào tìm hiểu, lý giải thế giới nội tâm vơ cùng phong phú của con người ở xã hội hiện đại. Con người cô đơn, con người dị biệt, con người đám đơng khơng những đều góp phần diễn tả cảm thức của con người trước xã hội và còn tố cáo cái xã hội đang ngày càng trở nên đổ vỡ về các chân lý và giá trị.

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 47)