Ngôn ngữ “lời câm” chắp dính, đậm chất kì ảo

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 68)

Một thành công lớn của Thoạt kỳ thủy chính là cách xây dựng hệ thống

ngơn ngữ “lời câm” chắp dính và đậm chất kì ảo.

Có thể nói, ngơn ngữ “lời câm” chắp dính là một trong những hình thức đặc biệt nhất trong ngôn ngữ của nhân vật mà Nguyễn Bình Phương đã dụng công xây dựng và sáng tạo nên trong những sáng tác của mình.

Ngơn ngữ “lời câm” có thể hiểu là ngơn ngữ rỗng của những người điên. Rỗng ở đây không phải là rỗng nghĩa, mà là lời nói khơng thể hiện hết ý nghĩa. Nghĩa là giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, âm và nghĩa không ăn khớp với

nhau. Đây là ngôn ngữ thuộc về tầng sâu, khi đối tượng đang theo đuổi những mục đích biểu hiện tâm giới khác nhau, nói đúng hơn, nó thuộc về những ẩn ngữ tưởng là nó vơ lí nhưng lại có logic nội tại của nó.

Trong Thoạt kỳ thủy, việc sử dụng “lời câm” trong ngôn ngữ của nhân vật có thể thấy rõ nhất trong hệ thống ngơn ngữ của Tính. Trong ngơn ngữ của nhân vật này, những “lời câm” chiếm một số lượng khá lớn. Tính tồn tại một cách hờ hững, điên loạn với thế giới bên ngồi nhưng lại sống hết mình với những câm lặng của riêng hắn. Do đó “lời câm” chính là sự dồn tụ của dấu ấn quá khứ, hình ảnh thực tại và khao khát về tương lai. “Lời câm” chắp dính tức là dịng tâm tư vơ định, nói với chính mình của nhân vật mang tính rời rạc, riêng rẽ, khơng có tính liền mạch. Nhân vật thấy gì trong đầu thì thốt ra thế ấy, khơng theo một trật tự logic, tuyến tính nào. Chính bởi vậy mà lời của Tính lúc “một mình” là những phát ngôn câm thể hiện rõ nhất những ẩn ức, ám ảnh của nhân vật bằng một hệ thống ngôn ngữ rời rạc, phi logic. Tính mơ hồ ghi nhận những sự việc xung quanh rồi “xếp” chúng bên cạnh nhau, không sự liên kết, không cần logic, cứ thế tuôn ra những tràng ngơn ngữ “lời câm” chắp dính của một kẻ điên loạn trong vô thức: “Núi ở trên đầu, một khối nhọn hoắt đâm vào cổ lợn. Nó sắp đổ. Đang nghiêng, nghiêng chầm chậm, bình thản. Ơng Điện chọc cổ lợn cũng bình thản thế. Đập, Hiền cứ nát ra, vỡ ra, kêu rên khoái trá. Sao máu Hiền lênh láng thế hả mẹ. Mắt chó vàng như trăng. Nó bị rỗ. Trăng đen, trăng đen, trăng đen. Hiền có bả vai trịn. Trịn sáng quắc. Sáng qua cả thớ đá dầy bự. Đom đóm bung ra rồi. Bố lại gặm chén, lại gặm chén lách cách, lách cách. Chỉ cần bịt tai lại, xin ngủ nhờ dưới cánh đom đóm. Vừa ngủ vừa nghe đá kể chuyện. Có hai đám rêu xanh chụm vào nhau, thì thầm bí mật với ơng Phùng…” [41, tr.51].

Trong chuỗi “lời câm” chắp dính của Tính, lúc thì Tính nói về ơng Điện: “Ơng Điện chọc cổ lợn cũng bình thản thế”, khi lại nói chuyện Hiền: “Đập, Hiền cứ nát ra, vỡ ra, kêu rên khoái trá. Sao máu Hiền lênh láng thế hả mẹ” [41, tr. 51]; qua một loạt “Mắt chó vàng như trăng. Nó bị rỗ. Trăng đen, trăng đen, trăng

đen” rồi mới lại tiếp “Hiền có bả vai trịn”. Như vậy, có thể thấy, ngơn ngữ câm chắp dính cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để Nguyễn Bình Phương làm rõ cái sự điên ở nhân vật Tính. Tính điên nên nghĩ Hiền là đá, vì thế nên “Đập, Hiền cứ nát ra, vỡ ra”. Tính điên nên đang nhầm lẫn Hiền là đá lại bỗng nhớ ra Hiền là một con người nên chuỗi lời câm lại tiếp tục “Hiền có bả vai trịn”; và cũng bởi Tính điên nên chuỗi lời câm chắp dính đi từ núi Hột, qua cơng việc chọc lợn của ông Điện, dừng lại ở Hiền (đá) rồi lại qua trăng rồi trở về với Hiền. Những “lời câm” giúp nhà văn soi chiếu, lí giải bản chất điên của Tính và đồng thời diễn tả phong phú tâm hồn bị thương tật của hắn. Nguyễn Bình Phương thực sự thả mình một chút vào cõi điên rồ để khám phá, diễn đạt ngôn ngữ của nhân vật, của những người điên, cố gắng để sáng tạo nên hình thức biểu đạt mới. Chính vì thế, chất điên được nhìn từ bên ngồi, soi xét từ bên trong, thực đến mức người đọc nghi ngại chính bản thân mình. Ngơn ngữ “lời câm” của nhân vật đã đẩy người đọc vào một thế giới ảo giác, phải gạt bỏ lí trí và sống bằng cảm nhận của mình.

Nội dung của những chuỗi lời câm chắp dính ấy cũng khác nhiều với ngơn ngữ của người bình thường. Những lời câm đó chính là những ám ảnh của nhân vật về “trăng”, “máu”, bạo lực, cái chết: “Nó đấy. Lạnh. Mắt chó vàng như trăng. Lại sáng. Nó giội lên bao nhiêu nước…" [41, tr.27]; “Mắt chó vàng như trăng… Mẹ biết máu chảy từ chỗ nào khơng? Mỗi hịn đá bị vỡ là máu túa ra” [41, tr.37]; “sao máu Hiền lênh láng thế hả mẹ…?” [41, tr.51], “máu lênh láng đầy trời, đầy đất, ngập tận cổ, bố gánh về tưới rau”. Việc ơng Phước nghiện rượu, khơng có rượu uống thì gặm đít chén kêu lách cách cũng trở đi trở lại trong những câu nói kém tính liền mạch của Tính: “Bố cịn gặm chén, khơng ai hiểu được” [41, tr.27], “Bố lại gặm chén, lại gặm chén lách cách, lách cách” [41, tr.51], “Bố lại gặm chén lách cách, lách cách” [41, tr.53]. Hay những hành động bạo lực Hưng kể cho Tính và lũ trẻ con trong làng nghe cũng xuất hiện trong lời nói của Tính: “Phải chờ anh Hưng nó mới ra. Khoặp! Đi đứt cả lũ” [41, tr.27]. Như vậy, Tính

bị ám ảnh bởi bạo lực, bởi máu, trăng ngay cả trong những lời nói. Nhưng liệu những “lời câm” đó được nhân vật nói ra có phải chỉ thể hiện những nỗi sợ hãi của nhân vật về một hệ thống những ám ảnh đó chăng? Trong chuỗi lời câm chắp dính đó, dường như Tính đang “ơn lại” những việc mà ban ngày hắn có dịp được tham dự hay loáng thoáng nghe từ những người khác: “Ông Điện cầm dao xọc vào cổ lợn, thế là lửa vụt lên. Như cái lưỡi liếm mặt… Cho muối vào, khoắng, khoắng thật đều vào, sư ơng tướng con, nó đơng lại, chỉ có nhịn” [41, tr. 27]. Đây chính là cơng việc hằng ngày mà Tính được ơng Điện chỉ dạy mỗi lần theo ông đi thịt lợn. Kiểu ngôn ngữ này phản ánh kiểu tư duy ngơn ngữ hồn nhiên mang tính sao chép. Tức là Tính chỉ nhắc nhớ lại những sự việc, hình ảnh, lời nói của những người khác mà thơi. Và lời của Tính trở nên đặc biệt hơn khi những lời của những người khác ấy mặc dù là Tính nhắc lại nhưng cũng khơng đầy đủ, khơng logic mà ngược lại rất lộn xộn, chồng chéo lên nhau.

“Lời câm” của nhân vật thường được thể hiện ở hình thức độc thoại,

nhưng trong Thoạt kỳ thủy ngơn ngữ điên cịn được thể hiện ở những cuộc đối

thoại mang tính chất tự do, rời rạc. Đó có thể là những lời lảm nhảm của người điên với chính mình: “mẹ ạ, phải làm gì bây giờ… Mẹ biết máu chảy từ chỗ nào khơng?” [41, tr.37]. Ở đây, Tính nói với chính mình nhưng ta lại nghe như Tính đang nói với bà Liên. Lại có lúc, đối thoại hai chiều, nhân vật cùng hướng vào nhau nói chuyện, có người hỏi có người đáp nhưng mỗi người theo đuổi một dòng tâm tư, suy nghĩ riêng, hỏi và trả lời khơng ăn khớp với nhau, vì thế mạch truyện vẫn cứ rời rạc, không ăn nhập, tiêu biểu là những cuộc đối thoại giữa Tính và Hưng. Ngơn ngữ của người điên khó đốn định, những dịng mạch miên man, vô định cứ chảy trôi theo những hướng khác nhau. Những ý nghĩ của Tính, Hưng về những sự việc khác nhau cứ thế tan theo lời nói, theo vơ thức mà họ khơng bít mình đang nói gì. Hay giữa hai người sắp thành vợ, thành chồng. Hiền hỏi, Tính vẫn trả lời nhưng câu trả lời có đơi lúc chưa thật ăn khớp, rất nhiều lúc chệch hẳn hướng giao tiếp. Cũng như các nhà văn hiện đại, Nguyễn Bình Phương trong

một chừng mực nào đó, khi sử dụng kiểu ngơn ngữ này, nhằm chỉ về việc con người khó có thể đối thoại với nhau, nghĩa là trong tác phẩm, các nhân vật không hề hiểu nhau, chẳng ai hiểu ai cả, từ đó mới sinh hiểu nhầm, bi kịch, cô đơn.

Đọc những đoạn đối thoại như trên, ta cũng có thể thấy rằng nội dung đối thoại khơng phải là điều mà tác giả chú ý. Đặt những đoạn đối thoại trên vào câu chuyện, phải chăng Nguyễn Bình Phương muốn nói đến những cái ngẫu nhiên bất quy tắc của đời sống? Và từ kiểu ngôn ngữ chênh phơ này phần nào thể hiện tâm lí bất định của nhân vật.

Ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại không chỉ là ngôn ngữ tả chân hay ngôn ngữ bay bổng mà theo Baktin: “Những tiếng nói và ngơn ngữ khác nhau được đưa vào tiểu thuyết và ở đó chúng được tổ chức thành một hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh” [4, tr.128]. Cũng như nhiều cây bút đương đại khác, Nguyễn Bình Phương đã nỗ lực tìm tịi, đổi mới ngơn ngữ. Chính bởi thế, bên cạnh ngôn ngữ tả chân hay bay bổng, trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy cịn nổi bật lên ngơn ngữ

đậm chất kì ảo.

Trong tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã sử dụng các phó từ để diễn tả những sự vật, hiện tượng mang tính chất bất thường, kì lạ và đầy màu sắc huyền bí:

“Bên kia, bãi ngơ, nóc nhà, ngọn cây của dân xóm Soi đột ngột dâng cao” [41, tr.9].

“Gió từ núi Hột mang đến những tiếng rì rầm man dại. Trời lặng đi một chút rồi mưa đột ngột đổ xuống. Mưa chạy rào rào trên các tán cây, nhỏ rin rít từ mái tranh xuống thềm. Có tiếng gà gáy lạc lõng, nhòe nhoẹt” [41, tr.54].

Tuy tần suất sử dụng khơng nhiều, nhưng rõ ràng những phó từ này khi kết hợp với động từ đã nêu bật lên cái tính chất kì lạ, bất thường của thiên nhiên, khiến cho không gian trong tác phẩm nhuốm màu sắc kì ảo.

Hay có những câu văn khơng có phó từ gợi tả sự kì ảo nhưng vẫn thấm đẫm tinh thần kì ảo:

“Bên rặng bạch đàn rì rầm đen, những đám sương lóe sáng. Từng luồng trắng vươn đến, ưỡn cong, va chạm rồi ngả ra, sáp lại, quằn quại, rạp xuống, xoắn bệnh thành một mớ hỗn độn, bùng nhùng” [41, tr.37].

“Trong ánh sáng lờ mờ, hai mắt con cú di chuyển, hơi vàng vàng. Khi quay lên Hiền gặp hai cái bóng trắng ở giữa bãi rau. Hai bóng trắng ủ rũ lay nhẹ. Hiền gọi: “bố mẹ ơi”, hai cái bóng trắng tan ra một cách não nề. Hiền chạy đến, thấy chỗ ấy còn ấm hơi người” [41, tr.102].

Bản chất của ngôn ngữ khơng mang chất kì ảo, nhưng dưới ngịi bút Nguyễn Bình Phương, hầu hết trong các tiểu thuyết của nhà văn chất kì ảo cứ len lỏi, chen lấn và chung sống với các nhân vật, các sự kiện và thiên nhiên trong tác phẩm. Đồng thời, ngơn ngữ đậm chất kì ảo đã góp phần biểu hiện chân thực cái khơng khí u mê, tăm tối của thuở “thoạt kỳ” và tạo nên sự hấp dẫn, lơi cuốn cho tiểu thuyết.

Nguyễn Bình Phương đến với văn đàn bằng một phong cách văn chương mới lạ. Phong cách ấy hiện hình ngay từ chính ngơn ngữ. Đồng thời ngôn ngữ đặc biệt ấy cũng có vai trị nhất định trong việc thể hiện nhân vật. Trong Thoạt

kỳ thủy, ngôn ngữ tinh tế, đặc sắc được biểu hiện rõ nét nhất dưới hai kiểu thức

nhỏ hơn, đó là ngơn ngữ “lời câm” chắp dính và ngơn ngữ đậm chất kì ảo. Có thể khẳng định, với việc sử dụng cách tổ chức ngôn ngữ trên cùng với một số bút pháp nghệ thuật đặc sắc, Thoạt kỳ thủy là tiểu thuyết đưa đến thành công lớn

nhất cho Nguyễn Bình Phương ở thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 68)