Con người dị biệt

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 45)

Theo Từ điển tiếng Việt, “dị biệt” là “cái khác hẳn hoặc trái hẳn với những cái cùng loại” [32, tr.255]. Con người dị biệt tức là những người khác hẳn với những con người bình thường, có thể là về mặt ngoại hình, mặt tính cách, cũng có thể là về mặt tâm lý. Với khuynh hướng lạ hóa, cùng với những quan niệm nghệ thuật vô cùng mới mẻ của các nhà văn, văn chương Việt Nam đang ngày càng có những bước đi táo bạo. Hịa chung với dịng văn chương hậu hiện đại, Nguyễn Bình Phương cũng có những thử nghiệm, cách tân khi xây dựng dạng thức con người dị biệt.

Trong Thoạt kỳ thủy, Tính là nhân vật tiêu biểu cho dạng thức con người dị biệt. Nguyễn Bình Phương đã xây dựng dáng vẻ bên ngồi, tính cách khác so với người bình thường và trạng thái tâm lý đặc biệt để bộc lộ rõ cái nét dị thường trong nhân vật này.

Tính khác người bình thường ở dáng vẻ bên ngoài. Ngay ở đầu tác phẩm, trong phần A - Tiểu sử, Tính đã được miêu tả với những nét quái dị: “Cao 1 mét 68, nặng 56 ki-lơ-gam. Lơng tay đỏ hồng, ngón khơng phân đốt. Lơng mày nhạt, hình vịng cung ơm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi như vượn, ngồi như gấu” [41, tr.7]. Hình dáng của Tính khiến cho người đọc dễ liên tưởng đến dáng dấp của con người thời nguyên thủy. Người bình thường thì khơng lẽ nào lại “lơng tay đỏ hồng, ngón khơng phân đốt”; người bình thường mà lại được so sánh với “Đi như vượn, ngồi như gấu” [41, tr.7].

Không chỉ miêu tả những nét dị thường về dáng vẻ ở Tính, Nguyễn Bình Phương cịn khắc học rõ nét dị thường ở mặt tính cách trong nhân vật này.

Vẻ dị thường ấy đã được báo trước ở thuở ban đầu, ngay khi Tính ra đời. Tính ra đời ngay lúc “trăng đến”, “vừa ra đời, Tính đã thấy trăng” [41, tr.14]. Trong văn học xưa đến nay, ánh trăng đều được miêu tả với vẻ đẹp thanh bình,

thơ mộng. Ấy thế mà, khi vừa chào đời, Tính đã sợ trăng “Tính co rúm lại, rồi thét lên mặc dù cơ đỡ quấn Tính trong chiếc khăn to, áp vào ngực mình. Tính lạnh, mắt nhắm tịt lại… Tính ngợp trong thứ ánh sáng vàng trắng, lạnh lẽo, rên riết” [41, tr.14]. Và rồi khi lớn lên, Tính vẫn không hết sợ thứ ánh sáng ấy: “Đêm (…) Trăng rơi u u, miên man, rên xiết. Tính vùng dậy, xơ cửa ra sân, nhặt đá đáp lên trời. Tính đáp điên cuồng” [41, tr.27]. Tính bị ám ảnh bởi ánh trăng. Cứ mỗi lần trăng xuất hiện là nét dị biệt, khác thường trong Tính lại bộc lộ rõ nét. Tính sợ trăng đến nỗi trăng hiện hữu trong mắt con chó nhà hàng xóm, lập tức Tính nhìn thấy một cái nhìn đồng thời “mắt cho vàng như trăng”. Chính vì thế, nghe tiếng chó sủa, Tính lấy đá ném tới tập ngay cả trong đêm tối khi không xác định rõ phương hướng. Tính bị ám ảnh đến nỗi nhầm tưởng thứ ánh sáng màu vàng phản chiếu từ mặt tượng trên cây thánh giá ở cổ ông Khoa là trăng nên đã đâm chết ông Khoa như một hành vi tự vệ của bản thân.

Tính thích giết cơng cống, giết kiến, thích nhìn cảnh chọc tiết lợn. Những sở thích của Tính đã tố cáo cái dị thường trong con người Tính.

Khơng chỉ dị thường ở dáng vẻ, dị thường trong tính cách, mà Tính cịn được Nguyễn Bình Phương xây dựng là một nhân vật dị thường, tàn khuyết về mặt tâm lý. Nguyễn Bình Phương đã lột tả sự dị thường này bằng cách xây dựng nên hệ thống ngôn ngữ và hành động riêng cho nhân vật này. Ngơn ngữ và hành động của Tính mang đậm chất điên.

Tính là nhân vật điên nổi bật nhất trong những sáng tác của Nguyễn Bình Phương nói chung, Thoạt kỳ thủy nói riêng. Tính lớn lên trong tiếng gặm đít

chén của cha mỗi khi thèm rượu. Tính sợ trăng tới mức ám ảnh, rên xiết, bấn loạn mỗi khi trăng xuất hiện. Tính thích nhìn cảnh chọc tiết lợn, thích giết cơng cống, giết kiến… những sở thích thể hiện rõ bệnh lý thuộc trạng thái điên. Bởi điên nên khi cưới Hiền, một cô gái xinh đẹp, dịu dàng; trong khi nhiều người ước mà chẳng có được thì Tính lại “khơng đụng vào người bao giờ” [41, tr.57]; “Tối, lúc đi ngủ, Hiền áp vào chồng. Tính càu nhàu đẩy ra” [41, tr.71]. Như vậy,

xây dựng nhân vật dị thường mang trong mình trạng thái tâm lý đặc biệt, Nguyễn Bình Phương muốn phản ánh những hiện tượng lạ nhưng lại tồn tại ngay trong đời sống con người. Mặc dù điên nhưng Tính vẫn lao động bình thường như những người bình thường khác, vẫn cưới vợ và vẫn sống cùng gia đình. Như vậy, kiểu điên của Tính khác với những kiểu điên của những người điên trong làng. Điên nhưng vẫn tỉnh; lúc điên lúc tỉnh, phần điên lấn át phần tỉnh trong con người Tính. Phải chăng nếu không sống trong mơi trường phi nhân tính, mơi trường bị hủy diệt thì Tính đâu đã dở điên dở dại?! Biết đâu khi sinh ra, lớn lên không phải sống trong cảnh cha nghiện rượu, quanh năm chửi bới vợ; ông Điện, ông Thụy làm nghề giết lợn, Hưng thương binh giả… không phải sống trong môi trường với đầy rẫy những bạo lực, giả dối, xấu xa thì Tính đã phát triển như bao người khác, và đã chẳng dẫn đến hành động giết người và tự giết mình. Như vậy, viết về cái dị thường của nhân vật Tính, Nguyễn Bình Phương viết với một thái độ cảm thông, chia sẻ; bởi suy cho cùng Tính cũng là nạn nhân của mơi trường sống mà thơi. Đồng thời, thơng qua đó tố cáo, phê phán cái mơi trường bạo lực đã tác động tiêu cực tới tâm hồn, tính cách của Tính và cuối cùng chính mơi trường ấy đã hủy hoại sự sống của Tính.

Có thể nói, trong cảm quan nghệ thuật của mình, Nguyễn Bình Phương bị ám ảnh bởi kiểu nhân vật dị thường, đặc biệt là dạng nhân vật mang trạng thái tâm lý điên. Thông qua dạng thức nhân vật dị thường trong Thoạt kỳ thủy, tác giả đã có những nỗ lực đáng trân trọng trong việc tạo nên những chân dung các nhân vật, đi sâu khai phá thế giới hoang vu, bí ẩn trong tâm hồn thương tật của họ. Đồng thời, xây dựng nhân vật dị thường là cách Nguyễn Bình Phương vận dụng những quan niệm của các nhà văn hậu hiện đại vào trong những sáng tác của mình. Nhà văn xây dựng nên những con người mang tính cá biệt, khơng trùng khít với bất kì nhân vật nào trong hệ thống nhân vật truyền thống. Qua đó, đi sâu, khám phá những hiện tượng khác thường trong cuộc sống. Bên cạnh đó, lên tiếng phê phán những nhân tố thuộc môi trường sống đã tác động không nhỏ tới

tâm tư, tình cảm của những nhân vật dị thường, biến họ trở nên dị thường hơn so với đồng loại. Xây dựng nhân vật dưới dạng thức dị thường quả là sự dấn thân trên con đường nghệ thuật đầy gian nan của nhà văn.

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 45)