Thời gian huyền ảo

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 63)

Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học, là hình thức cảm nhận thế giới của con người với một quan niệm nhất định về thế giới.

“Thời gian nghệ thuật” theo thi pháp học hiện đại thì đó là “thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai” [48, tr.77].

Một trong những đặc điểm của việc đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết là sự xuất hiện thời gian kì bí, huyền ảo bên cạnh thời gian thực. Thời gian được mơ hồ hóa tạo nên tính chất hư ảo, góp phần tạo khơng gian kì ảo trong tác phẩm. Vì thế, cùng với việc làm mới không gian cho những tác phẩm của mình, Nguyễn Bình Phương cũng chú trọng xây dựng nên khung thời gian độc đáo, mới lạ cho chúng. Bên cạnh thời gian thực, trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương xuất hiện một kiểu tổ chức thời gian khác, đem lại khá nhiều thành công cho những tác phẩm của ơng, đó là xây dựng kiểu thời gian huyền ảo. Kiểu thời gian huyền ảo này được biểu hiện khá rõ trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy.

Một điểm đặc sắc trong việc tổ chức thời gian huyền ảo trong tiểu thuyết

Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương là đánh lừa cảm giác của người đọc về

những mốc thời gian rất thực. Những mốc thời gian cụ thể, chi tiết tới mức từng phút, từng giờ nhưng lại chẳng rõ là năm nào, thế kỉ nào. Bởi thế mà gợi tính chất mơ hồ, khơng xác định, tạo cho thời gian trong tiểu thuyết mang đặc điểm huyền ảo, kì bí.

Thoạt kỳ thủy có dịng thời gian về cuộc đời của con cú, biểu tượng sức

mạnh tăm tối của cõi âm. Dịng đời của nó diễn ra trong bốn mươi lăm phút với từng thời điểm xuất hiện:

“Mười một giờ mười lăm

Con cú giật mình chới với rơi từ vòm lá sung xuống. Không tiếng nổ, không người. Một vật gì bằng ngón tay cái đã nhằm trúng ngực nó… Nó kêu mấy tiếng nhỏ, bất lực để cơ thể chạm nước” [41, tr.9];

“Mười một giờ mười bảy

(…) Những chiếc móng ngâm nước bắt đầu có cảm giác. Con cú thở nhè nhẹ. Đôi mắt mở to, trịn, dửng dưng, vơ cảm… Con cú khẽ động cánh. Máu vẫn rỉ ra liên tục. Vệt nước hồng nhạt kéo dài luôn trải ra trước ngực nó” [41, tr.49- 50];

“Mười một giờ hai mươi

Con cú lim dim. Mạch máu tăng dần, chạy trong vòm cánh đang khép lại. Mỏ con cú mấp máy, đầu hơi lúc lắc. Mấy chiếc lông tỏa ra, chạm nước dập dềnh. Nó bắt đầu chú ý tới xung quanh” [41, tr.88];

“Mười hai giờ kém mười chín

Con cú mèo kêu mấy tiếng nhỏ. Mắt nó đảo thành vịng, cánh co vào, xỗi ra... Rõ ràng nó biết mình đang ở giữa luồng chảy mạnh nhất” [41, tr.113];

Con cú nhắm mắt, sau đó lại mở (…) Con cú rướn người (…) Con cú đập cánh, vươn cổ ra trước (…) Con cú đập cánh dâng cao, dâng cao nữa, nữa” [41, tr.160-161].

Trong năm đoạn văn, con cú hiện diện từ khi nó bị bắn rơi xuống nước đến khi bay lên được với từng thời điểm cụ thể chính xác đến từng phút, từng giờ song lại không biết xảy ra vào ngày, tháng năm nào. Thời gian tưởng như cụ thể mà lại không xác định.

Thời gian hư ảo, không xác thực ấy đã đưa người đọc vào trạng thái bất định. Người đọc không thể xác định được cụ thể thời gian diễn ra câu chuyện. Đọc truyện, độc giả lờ mờ lần tìm đầu mối thì cũng xác định được câu chuyện được viết từ thuở “thoạt kỳ thuỷ” nhưng không biết là vào giai đoạn nào, vào năm nào. Quãng thời gian của con cú xuất hiện song song với cuộc đời của nhân vật Tính. Ở đây hiện hữu một tương quan vênh lệch giữa một bên là hành trình vượt thốt khỏi cái chết của con cú, một bên là cuộc đời nhân vật Tính từ khi sinh ra cho tới năm hai mươi tuổi. Như trên đã liệt kê, những biến ảo của con cú rơi vào các thời điểm: “mười một giờ mười lăm” (ở trang 9); “mười một giờ mười bảy” (ở trang 49); “mười một giờ hai mươi” (ở trang 88); “mười hai giờ kém mười chín” (ở trang 113) và “mười hai giờ” (ở trang 160), tức là con cú chỉ hiện diện có bốn mươi lăm phút. Thế nhưng nó lại tham dự một cách “không khoan nhượng” vào cuộc sống của Linh Sơn, của nhân vật chính là Tính. Nó lại được đặt ngang hàng với cuộc đời của một con người: Tính được sinh ra, lớn lên, lấy Hiền rồi vì bản năng thú tính phát triển tới mức khơng kiểm soát mà đã tự dùng dao đâm vào cổ mình, là một khoảng thời gian khá dài. Như vậy, rõ ràng thời gian ở đây có một sự vênh lệch rất lớn. Và chính “độ lệch” về thời gian này đã khiến cho thời gian trong tác phẩm trở nên huyền ảo, kì bí và có phần gì đó ma mị, khó lý giải bằng lời. Nó kéo nội tâm của con người đi sâu vào những đơn vị và các mốc thời gian không xác định để rồi tất cả đều trở nên mờ mịt, tắt lịm khơng tìm được lối ra, khơng xác định được từng mốc thời gian cụ thể cho từng

mạch truyện. Tất cả cứ xoắn kết vào nhau, thời gian con cú xuất hiện đan cài vào cuộc đời Tính, ma mị, mịt mùng, kì bí.

Thời gian con cú xuất hiện nhịe mờ, vì thế cuộc đời Tính và cả sự tồn tại của cả một làng cũng nhòe nhoẹt, chẳng rõ họ sống vào năm nào, ở giai đoạn nào. Tất cả đều đã bị làm cho mờ nhạt, mất dấu vết và dường như đó là một dụng ý của tác giả. Việc “huyền ảo hóa” thời gian trong tiểu thuyết khơng dừng lại ở sự pha trộn các yếu tố kì lạ, hoang đường vào trong tác phẩm với mục đích “lạ hóa” hay thậm chí “câu khách” đơn thuần. Thơng qua bút pháp kì ảo, “các tác giả rất có ý thức làm “dày” tác phẩm bằng những trầm tích văn hóa dân tộc và nhân loại - và đồng thời cũng thể hiện một cảm quan thực sự mới mẻ về nhân sinh, về thế giới. Mặt khác, các yếu tố kì lạ, hoang đường trong hình tượng không - thời gian cũng là một thứ chất “xúc tác”, một thứ “nước rửa ảnh” làm hiện diện trên bề mặt văn bản những phần khuất lấp, mờ tối và bí ẩn trong tâm hồn các nhân vật. Mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa không - thời gian huyền ảo với các dạng thức nhân vật trong tiểu thuyết đương đại là mối quan hệ ở bề sâu, ở tính chất chiêm nghiệm, triết lý sâu xa về bản chất vơ thường và khó nắm bắt của đời sống” [10].

Bên cạnh sự vênh lệch giữa hai tuyến truyện, thời gian huyền ảo trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy còn được thể hiện ở phần phụ lục, trong những giấc mơ của Tính và Hiền. Trong giấc mơ của hai nhân vật này, thời gian quá khứ được cụ thể hóa song lại mang đầy yếu tố mờ ảo, huyền kì. Tới 11 lần thời gian được nhắc đến với giờ giấc cụ thể đến từng phút nhưng không rõ vào năm nào, thời đại nào và ln mang tính chất điềm báo, định mệnh:

“Đêm 17 tháng sau

Sông Cái biến thành cái lưỡi, liếm khắp mặt ông Điện. Rắn bị lúc nhúc dưới chân, Tính chạy nhưng khơng được.

Ơng Điện xọc dao vào cổ lợn. Lợn kêu hóa thành ơng Khoa” [tr.164]. “Đêm 20

Một ông râu rậm rơi từ đâu xuống. Tóc vàng, râu vàng, mắt vàng. Người cởi trần, đóng khố. Ơng ta nhìn Hiền, cười. Hiền lùi lại. Sương ùa đến che ơng ta. Hiền chạy tìm, nghe tiếng nói buồn rầu, yếu ớt:

- Tơi khổ lắm. Hỏi Khoa thì biết” [41, tr.167].

Khảo sát thời gian trong những giấc mơ của Tính và Hiền ta thấy, thời gian đã được Nguyễn Bình Phương xây dựng với những biến ảo khôn lường, lúc mờ lúc tỏ, thực với ảo đan xen. Chính vì thế mà thời gian ở đây trở nên khó xác định, và mang tính huyền ảo, kì bí.

Nói tóm lại, thời gian trong Thoạt kỳ thủy được miêu tả cụ thể, chính xác đến từng giờ, từng phút song lại gây cảm giác mơ hồ không xác định cho độc giả. Thời gian dường như cũng hồ chung trong dịng chảy biến hố khơn lường của không gian để tạo ra ấn tượng về một thời xa xưa, một miền xa vắng chứa đầy những sự kiện, hiện tượng kì ảo. Thời gian huyền ảo kết hợp với không gian tâm linh tạo nên bút pháp nghệ thuật tiêu biểu cho nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, khiến những không gian, những đơn vị cân, đo, đong, đếm thời gian trong những tiểu thuyết của anh có những sắc diện độc đáo so với những cây bút khác, làm nên phong cách riêng, mới lạ của Nguyễn Bình Phương trong văn chương Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)