Con người cô đơn

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 42)

Cô đơn là trạng thái tinh thần khi con người không nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của đồng loại hoặc ngay cả khi họ tồn tại ngay trong đồng loại nhưng bằng cách này hay cách khác, bởi lý do này hồn cảnh nọ, họ chối từ tình cảm ấy nơi cộng đồng. Trong thời hiện đại, có thể nói, cơ đơn đã trở thành một tâm thức đặc thù của con người. Nắm bắt kịp thời tâm lý ấy của con người thời hiện đại, văn chương hiện đại, đặc biệt là hậu hiện đại đã đào sâu, xới tung tới tận cùng nỗi cô đơn sâu thẳm trong thế giới nội tâm của con người.

Ở địa hạt này, Nguyễn Bình Phương cũng xây dựng cho tiểu thuyết của mình những nhân vật mang trong mình trong nỗi cơ đơn thường trực. Dường như họ cô đơn mọi lúc, mọi nơi; cô đơn ngay giữa cộng đồng người, cô đơn ngay cả khi được yêu thương, đùm bọc; sống dần trong cô đơn, họ mang trong mình những ẩn ức khơng nói nên lời. Hiền trong Thoạt kỳ thủy là một nhân vật điển hình được Nguyễn Bình Phương xây dựng rất thành cơng trong dạng nhân vật cô đơn.

Nỗi cô đơn trong Hiền có lẽ là do số phận nghiệt ngã đã sắp đặt “cháu tin vào số. Số cháu khổ lắm” [41, tr.61]. Đây có lẽ là căn ngun chính của nỗi cơ đơn ở nhân vật này.

Một cô thôn nữ xinh xắn, ngây thơ, trong sáng đang được sống trong những ngày tháng yên bình bên gia đình, Hiền đột ngột phải hứng chịu một loạt những bất hạnh từ đâu đổ xuống: cha chết cháy vì trong cơn điên loạn vơ thức, Tính châm lửa đốt nhà Hiền; mẹ vì đau thương, muộn phiền mà cũng bệnh ít lâu rồi chết để lại một mình cơ bơ vơ giữa chốn chợ đời. Từ đây, Hiền bắt đầu phải ngụp lặn trong sự cô đơn, cơ đơn đến cùng tận, cơ đơn đến tội tình. Một mình trong căn nhà mới ơng Phước một tay dựng lại cho, rong ruổi theo bà Liên ngày ngày ra núi Hột đập đá. Hiền thực sự quá đau đớn trước những mất mát về tinh

thần, nên mặc dù nhận được sự cưu mang, đùm bọc, chở che của gia đình bà Liên nhưng vẫn trở nên cô độc, trơ trọi.

Cô đơn, lạc lõng ngay giữa cộng đồng làng quê gần gũi, thân thuộc, Hiền bắt đầu né tránh mọi người và mất dần đi nhu cầu giao tiếp. Cô Nhai phát hiện Hiền bắt đầu có những dấu hiệu trưởng thành về mặt giới tính, như người bình thường có lẽ Hiền phải hỏi, chia sẻ với cơ Nhai nhiều hơn, thế nhưng Hiền lại bỏ đi, khơng nói lời nói:

“… Hiền bưng má khóc. Những ngón tay bám đất, đen kịt, run lên. Cô Nhai quẩy thùng qua, hỏi:

- Sao thế, Hiền?

Hiền không trả lời, cô Nhai hếch mũi: - Mày bị hành kinh rồi.

Hiền vùng chạy” [41, tr.47].

Thế nhưng đã nhiều lần, Hiền cố vùng thốt khỏi nỗi cơ đơn do số mệnh bản thân đã định. Hiền quyết định lấy Tính vừa để trả ơn gia đình bà Liên vừa để khỏa lấp nỗi cô đơn. Tưởng rằng lập gia đình, Hiền sẽ bớt cô đơn, chấm dứt những tháng ngày đau thương, buồn tủi do chính tội ác trong vơ thức của Tính gây ra. Thế nhưng, từ đây, cuộc đời Hiền lại rơi vào một sự cô đơn khác, cô đơn đến cùng tận. Sống bên người chồng điên loạn lại mất đi ham muốn tình dục, cuộc đời Hiền lại càng trở nên trớ trêu hơn: “… Hiền ơm đầu Tính dúi vào ngực mình. Tính vùng ra, mắt hoảng loạn. Hiền ngượng, mắt rơm rớm” [41, tr.71], “… Hiền níu lại, nhìn quanh, cầm tay chồng đặt lên ngực mình… Hiền phanh áo, cúi gập người xuống, cà mạnh ngực vào tảng đá. Vú Hiền sây sướt, rớm máu” [41, tr.111]. Có thể nói Hiền đã phải chịu một cái chết về tinh thần ngay từ khi bắt đầu làm vợ Tính. Cơ trở nên lầm lũi và câm nín cam chịu mà khơng biết chia sẻ nỗi niềm cùng ai. Không phải chỉ một lần Hiền đã tự khỏa thân để ngắm cơ thể mình và vượt cả lễ giáo phong kiến đến với người đàn ông lớn tuổi là ông Phùng, một nhà văn Hà Nội. Nhưng rồi, ông Phùng cũng khơng thể giúp cơ có

được hạnh phúc của một người vợ đúng nghĩa. Ý thức được nỗi đau khổ của mình, Hiền chỉ cịn biết than thở với ơng Phùng: “Cháu chả biết trông cậy cùng ai cả… Cháu tin vào số. Số cháu khổ lắm” [41, tr.61] hay với người mẹ đã khuất của mình “Chẳng lẽ con lại khổ thế, hả mẹ?” [41, tr.71] và cũng có lúc vì bế tắc vì tuyệt vọng quá mức, Hiền đã từng định giết Tính để mong được giải thốt khỏi hồn cảnh trớ trêu “Hiền giơ dao, nhằm vào lưng chồng định đâm, đúng lúc ấy chớp lại nhoằng lên. Người Tính nổi rõ, xanh lét, kì qi. Hiền bng dao, lê đến cửa sổ” [41, tr.102]. Khơng thể thốt khỏi số phận, Hiền đành bng xi phó mặc cho cuộc đời. Đối với cơ giờ đây khơng cịn gì để khát khao, để luyến tiếc; bởi sống triền miên trong cảnh ấy, con người ta đã quen rồi, đã mất dần đi ước mơ hạnh phúc, đã chai lì cảm xúc, đã tắt lịm yêu đương, đã vô cảm trước tất cả những ái ố trong cuộc đời. Chính vì thế, khi Nam - đặc phái viên của tỉnh đội, cán bộ huấn luyện cho tân binh xuất hiện và đã đơi lần bày tỏ tình cảm với Hiền nhưng Hiền gạt đi, coi như khơng có chuyện gì. Ngày Nam lên đường, Hiền “bưng mặt” [41, tr.135].

Như vậy, cô đơn như là một thứ định mệnh nghiệt ngã và khủng khiếp cứ bao vây, bủa kín cuộc đời Hiền. Từ một cơ gái hồn nhiên, vui tươi trong sáng, bởi số phận nghiệt ngã bị giam mình triền miên trong cơ đơn, giờ đây trở thành một con người chán nản, cam chịu chấp nhận số phận, không khát khao yêu đương, khơng đối hoài tới hạnh phúc. Miêu tả trạng thái cô đơn của Hiền ở ngay khơng gian làng, Nguyễn Bình Phương muốn phơi bày cái xã hội thiếu tính liên kết, xô bồ, bát nháo khi con người ngày càng thờ ơ, lạnh lùng, tẻ nhạt và sống thiếu chữ tình.

Nguyễn Bình Phương cũng như những nhà văn khác đã đưa quan niệm về con người cô đơn vào những tiểu thuyết của mình. Làm nổi bật con người cô đơn, lạc lõng ngay giữa thế giới người, ngay giữa đồng loại, Nguyễn Bình Phương khơng chỉ với mục đích xốy sâu vào nỗi buồn thân phận của mỗi nhân

vật mà thơng qua đó cịn muốn cảnh tỉnh, rung hồi chng cảnh báo về mối quan hệ giữa con người với con người.

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)