Mờ hóa nhân vật

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 50)

Mờ hóa nhân vật là việc tác giả khơng tập trung mô tả và tường thuật lại đời sống xã hội của một con người, nghĩa là không quan tâm nhiều đến việc tồn tại trong xã hội, quan hệ xã hội với những nhân vật khác, xung đột mâu thuẫn và giải quyết như thế nào. Điều duy nhất mà tác giả quan tâm, đó là thế giới tâm lý - tâm linh của nhân vật.

Nhắc đến mờ hóa nhân vật, ta thường liên tưởng tới việc nhà văn đánh mất đi quyền được chỉ mặt gọi tên của nhân vật. Nhưng trong Thoạt kỳ thủy, trừ những người điên, tất cả nhân vật đều được đặt tên, đều được miêu tả rất cụ thể rõ ràng, nhưng họ cũng là những nhân vật bị mờ hóa: “Con người trong Thoạt kỳ

thuỷ bị phân tán trở thành những chủ thể phi trung tâm, những mảnh vỡ, và tất cả

đều bị hoà tan trong bối cảnh xám xịt chung quanh. Con người ở đây phần lớn là những kẻ dở khùng dở dại, hoặc là điên hoặc là có triệu chứng điên. Bên cạnh thế giới người điên của làng Linh Sơn, ta bắt gặp thế giới của một Tính nửa điên, nửa vật, của một Phước suốt ngày gặm đít chén lách cách, của một Phùng trốn quê đi nằm mơ giữa ban ngày chờ giải thưởng văn học, của một Hiền chấp nhận cuộc hôn nhân với gã dở điên dở vật để thành một cái bóng khao khát khơng bến bờ… Ngồi ra cịn là thế giới của nhà Bồi què, của vợ chồng bà Xuân toét, ông Xuân điếc, của nhà Lan lác, của vợ chồng Kim quắt… Mỗi người một cuộc đời vật vờ đến vô nghĩa.” [22]. Nhân vật tiêu biểu nhất cho thủ pháp này có lẽ phải

kể đến Tính. Với một ngoại hình chẳng giống ai, nửa người nửa ngợm: “Tay dài, lưng dài, chân ngắn. Lơng tay đỏ hồng, ngón khơng phân đốt. Lơng mày nhạt, hình vịng cung ơm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi như vượn, ngồi như gấu” [41, tr.7]. Với những sở thích cũng chẳng giống ai: Tính thích giết kiến, giết cơng cống, thích xem chọc tiết lợn, thích máu, thích giao du với người điên. Là người đàn ông nhưng lại mất đi tính dục. Khơng phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Bình Phương lại để Tính mất đi bản năng tính dục. Bởi đó chính là biểu hiện của lồi, của duy trì nịi giống, duy trì sự sống. Một con người sống bằng bản năng, hành động trong vô thức, mất đi bản năng tính dục thì chẳng khác nào tự tiêu diệt chính mình. Với thủ pháp mờ hóa nhân vật, Tính từ chối quyền được làm một con người đúng nghĩa. Anh dường như chỉ tồn tại dưới cái dáng vẻ của vật và bản năng của thú mà thơi.

Những nhân vật cịn lại trong tiểu thuyết thì sao? Những cái tên: Liên, Phước, Phùng, Khoa, Nhai, Nheo, Điện,… cho dù có được tác giả ưu ái gọi là ông, là bà… nhưng những cái tên ấy ta có gặp ở bất cứ mọi làng quê nào. Hay với cái tên ông Bồi què, ta thấy nó cứ trở đi trở lại trong những tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, dường như là để chỉ chung cho những số phận hẩm hiu, khiếm khuyết. Với thủ pháp mờ hóa nhân vật, nhân vật được miêu tả khá đơn giản và mang tính phiếm chỉ rất rõ. Tính phiếm chỉ này cho thấy hiện đại và hậu hiện đại, con người cá nhân khơng cịn rực sáng như một bản thể trọn vẹn mà như một mảnh vỡ, một phiến đoạn của cuộc đời. Nhà văn cố tình mờ hóa, tẩy trắng nhân vật, vì vậy mà họ khơng cịn là cá nhân đơn lẻ mà là cái chung của mọi số phận. Điều đó nói lên con người trong xã hội hậu hiện đại bất tận trong cõi cô đơn, nhưng không kêu la, than vãn mà chấp nhận và chung sống với nó.

Dù sao đi nữa, những bà Liên, ông Thụy, ơng Mịch, cơ Nhai,… cịn được tác giả ưu ái đặt cho một cái tên. Thiệt thòi nhất, trong Thoạt kỳ thủy, những

người mang trong mình trạng thái tâm lý đặc biệt chỉ được gọi chung chung là những người điên: mụ điên, cô gái Thổ điên, thằng điên mới, một thằng điên, lão

điên... Bằng cách này, các nhân vật dường như bị xóa sạch lai lịch. Họ xuất hiện đột ngột, không xuất xứ, hệt như bị vơ tình ném giữa cuộc đời - những thân phận vơ danh trong vòng quay bất tận của cuộc sống. Và rõ ràng, với cách định danh như thế làm cho con người có nguy cơ bị hủy hoại, thủ tiêu bản sắc cá nhân, đánh mất quan hệ với đồng loại - nhân tố cốt lõi làm nên chân giá trị của mỗi cá thể như quan niệm về thế giới và con người của văn chương truyền thống.

Trong Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương cịn xóa mờ nhân vật bằng

cách tạo ra sự “vênh lệch” trong giao tiếp của họ. Nhân vật vừa chẳng rõ tính người, vừa mất dần khả năng giao tiếp. Đây là cuộc “hội thoại” giữa hai người sắp thành vợ, thành chồng: “ - Cắn cơng cống thích lắm. - Bố anh còn gặm chén khơng? - Mắt chó vàng như trăng. - Em về đây! Tính nuốt nước bọt:

- Dạo ấy nhà em cháy to nhỉ.

Hiền gục đầu, tay bấu sâu vào cỏ…” [41, tr.35-36].

Trong tác phẩm, có khơng ít những cuộc “hội thoại” đặc biệt như thế này giữa Hiền và Tính. Đó là những lời thoại rời rạc, thiếu tính liên kết và vơ nghĩa. Nó cho thấy một điều rằng, ngay cả giữa những người thân thiết cũng khơng có một sợi dây nào ràng buộc, khơng có một điểm gặp gỡ. Và “nếu dõi theo để tìm kiếm những sự ăn nhập nào đó giữa hai “vợ chồng” này nói riêng và những “người làng” nói chung trong tác phẩm này thì tất cả đều dần mất hút” [22].

Mờ hóa nhân vật trong Thoạt kỳ thủy không chỉ được biểu hiện ở dạng

thức mất dần tên nhân vật, mất dần khả năng giao tiếp mà còn được tồn tại dưới dạng thức xây dựng nhân vật mang tính kí hiệu, biểu tượng. Nhân vật con cú trong Thoạt kỳ thủy là một nhân vật mang tính biểu tượng. Con cú chính là biểu tượng cho sự bất thường của số phận nhân vật chính, cho những hiểm nguy ln

rình rập trong cuộc sống con người. Chuyện về con cú từ lúc bị bắn rụng trên sông Cái cho tới khi bay lên diễn ra trong bốn mươi lăm phút được kể song song với chuyện về dân xóm nhỏ ven sơng với cuộc đời nhân vật chính là Tính (bị coi là điên) từ lúc sinh ra trong bụng mẹ tới khi trưởng thành và kết thúc là cái chết ở tuổi hai mươi. Vịng quay cuộc đời Tính và cuộc đời con cú như một vịng quay khép kín chứa đựng những bất thường, những thương tổn để rồi khi bắt đầu bằng sự xuất hiện của con cú và cuối cùng khép lại cũng bằng động tác đập cánh bay lên để vượt thốt khơng gian của con cú. Qua biểu tượng con cú cho thấy: “Nguyễn Bình Phương đã khơng có ý định hàn gắn những gì đổ vỡ của thế giới” [22].

Như vậy, với thủ pháp mờ hóa nhân vật, nhân vật được xây dựng dưới cái nhìn hậu hiện đại đã giúp người đọc có cơ hội được thấy rõ hơn hình ảnh con người đa diện, đa chiều; đồng thời chứng tỏ tài năng và phong cách riêng, độc đáo của cây bút Nguyễn Bình Phương trong văn chương Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 50)