Cốt truyện phân mảnh

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)

Chất hậu hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương được thể hiện rõ nét ở cốt truyện với hình thức tổ chức cốt truyện phân mảnh.

Sự mới mẻ trong hình thức tổ chức cốt truyện phân mảnh ở Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương được thể hiện ở chỗ nhà văn không bao giờ đẩy câu chuyện đi tới tận cùng, nghĩa là có khơi mào mà khơng có kết thúc.

Cốt truyện trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy hầu như chỉ bám vào một số

nhân vật chính. Đó là Tính, một người có hình hài khơng bình thường, tính cách quái đản, điên loạn, cuối truyện tự lấy dao đâm vào cổ mình; Hiền, một cơ gái hiền lành, đẹp người đẹp nết; khi bà Liên chết, Hiền bỏ đi đâu không ai rõ; Hưng, “thương binh chống Mỹ, nhưng khơng có thẻ, nhiều người nghi là thương binh giả. Sống độc thân” [41, tr.7], cũng hơi có phần điên loạn, ăn trộm súng, bắn chết ông Phùng, bị ông Sung bắn chết; ông Phùng, “nhà văn ở Hà Nội đi kháng chiến. Sau hịa bình lập lại, khơng về, làm lều ở Linh Sơn để sáng tác (...) Bản thảo sáng tác trong thời gian sống ở Linh Sơn đã bị thất lạc hết, chỉ tìm thấy duy nhất một truyện có tên là Và cỏ” [41, tr.7], chết vì bị Hưng bắn.

Nguyễn Bình Phương kể mà như không kể. Ơng khơng cố gắng để cắt nghĩa với bạn đọc về câu chuyện mình đang kể mà chỉ cung cấp cho độc giả những đầu mối, những mảnh hiện thực vẫn còn bám bụi của cuộc sống trần trụi, mang tính gợi mở về cuộc sống. Qua đó, người đọc tự bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về cuộc sống ấy. Nghĩa là, thay vì kể chuyện Tính, Hưng,… lý giải vì sao họ có những hành động, suy nghĩ khác lạ, vì sao cả làng không một ai thử một lần trầm tĩnh lại và đặt câu hỏi cho những hành động điên loạn đó của họ… thì truyện của ông đột ngột dừng lại, tạo nên những điểm hẫng trong tác phẩm. Sau cái chết của Tính, cuộc đời Hiền sẽ thay đổi như thế nào? Không ai biết cũng chẳng ai hay, bởi cuối truyện ta chỉ biết Hiền bỏ đi biệt tích mà khơng biết Hiền đi đâu. Hay những truyện ngắn mà ơng Phùng dự thi có được giải gì khơng? Cuộc sống của những con người cịn lại sau khi Tính và Hưng chết có gì thay đổi? Tất cả đều được bỏ ngỏ trong tác phẩm. Với việc sử dụng cốt truyện phân mảnh, việc kết thúc mở, bỏ lửng cốt truyện, Nguyễn Bình Phương muốn người đọc dừng lại tại thời điểm hiện tại của câu chuyện để suy ngẫm, để chiêm nghiệm; tức là muốn hướng người đọc tới trạng thái tìm kiếm ở ngay hiện tại chứ không phải ở quá khứ khi câu chuyện đã khép lại, các nhân vật, các sự việc đều đã có những kết thúc. “Cái anh sáng tạo nên trong cuốn tiểu thuyết của mình khơng phải là một khẳng định hay một chân lý về cuộc sống. Cái anh tạo nên là những trạng thái của cuộc sống” [49]. Với cách tổ chức cốt truyện phân mảnh được biểu hiện dưới hình thức bỏ ngỏ cốt truyện, vừa cho thấy sự đề cao, tôn trọng vai trò của người tiếp nhận, vừa cho thấy sự tinh tế, sáng tạo của Nguyễn Bình Phương.

Như vậy có thể thấy, Nguyễn Bình Phương ln có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả quan niệm của mình về cuộc sống, về con người. Với cốt truyện phân mảnh, ta thấy truyện trong Thoạt kỳ thủy ngày càng có xu hướng bị nới lỏng, vai trị của cốt truyện bị hạn chế một

mạnh là trong tiểu thuyết của Phương và một số nhà văn tài năng khác, khái niệm cấu trúc đạt đến ý nghĩa đích thực nhất của nó - một sự phối trí đa tầng và chống lại tính tuyến tính bản thể của tự sự” [49].

Thoạt kỳ thủy được xây dựng theo một một mơ hình hai thế giới, người viết đồng thời triển khai hai tuyến truyện song hành: cuộc hành trình của con cú bị bắn rụng xuống sông và cuộc sống của con người ở Linh Sơn mà nhân vật trung tâm ở đây là Tính.

Tưởng chừng như song trùng thì sẽ khơng có điểm gặp gỡ nhưng khơng cả hai tuyến truyện chính cuối cùng cũng đều hướng tới một mục đích, đó là “nhằm biểu đạt chính sự phân rã, đổ vỡ của hiện thực đương đại” [16]. Con cú, một biểu tượng của sự chết chóc, của cái ác, của cái đen tối. “Nó xuất hiện một cách đầy thách thức: 44 lần, từ lúc khơng rõ ngun nhân rụng xuống giữa dịng nước (ở trang 9) đến “bắt đầu có cảm giác” (ở trang 49) và “quặp chặt lấy

nước”, bay đi với “nhịp cánh vỗ mạnh mẽ, sảng khoái” (ở trang 161). Mỗi cử

động của nó đều dẫn đến những tai họa giáng xuống Linh Sơn. Đặc biệt là Tính. Từ lúc con cú “bắt đầu có cảm giác”, Tính cũng thể hiện bộ mặt “lạnh tanh”, “càng ngày càng ghê” (ở trang 105) với những cú “chọc tiết” (lặp lại 36 lần) và máu chảy (46 lần lặp lại) trở thành miền mộng tưởng ưa thích. Mang một sở hữu bất bình thường (điên), được cổ vũ bởi bóng tối (lặp lại 13 lần), đêm (29 lần), màu đen (13 lần), xám (10 lần), Tính trở thành đồng lõa của thần bóng đêm và chết chóc (cú). Sự bình n ở Linh Sơn đâu chỉ có những tăm tối nhận thức và người điên đe dọa, nguy hiểm hơn, vơ hình hơn chính là vơ thức điên loạn đã biến thành hành động” [20, tr.82]. Như vậy, thoạt tiên con cú bị bắn rơi, về mặt ý nghĩa tâm linh là hoàn toàn phù hợp với quy luật tất yếu. Nhưng theo thời gian, nó dần hồi phục và cuối cùng nó quẫy mình, đạp cánh bay về được với bầu trời mênh mơng, tự do. Cịn Tính thì sao? Khi con cú bị bắn rơi cũng là lúc Tính ra đời, nhưng con cú càng hồi phục, càng dần lấy lại được sức mạnh thì Tính càng ngày càng gần với con vật với những hành động, tính cách mang bản năng của

thú tính. “Con cú và Tính đã trở thành song trùng cùng nhau. Đó là “một biến cố

tai hại, đơi khi là dấu hiệu của cái chết”. Kiểu song trùng này có khi được biểu

hiện trong cặp đơi người - vật. Trong Thoạt kỳ thủy, hình ảnh con cú chính là “đối thủ khiêu chiến” của con người, bởi cũng từ khi con cú xuất hiện với những cử động của nó là những sự bắt đầu cho diễn biến tội lỗi, những xung lực nguyên thủy tối tăm trong con người hồnh hành, đặc biệt là Tính. Ở đây, có một sự đối lập rõ rệt về tính cách và hành động của những con người trong truyện trước và sau khi gặp con cú. Khơng nghi ngờ gì nữa, việc con cú xuất hiện trong trạng thái khơng bình thường (bị thương, nằm bất động) là một ẩn ý và là biểu hiện rõ rệt tính chất song trùng của Nguyễn Bình Phương qua việc thể hiện motif này trong câu chuyện của mình, trở thành một ẩn dụ có ý nghĩa biểu tượng cho phần thú tính, cho xung lực nguyên thủy (primitive impulse) tồn tại sâu thẳm trong bản ngã con người” [20, tr.82].

Vậy, cả hai tuyến truyện được tổ chức theo hình thức song hành nhưng xoắn kết (song hành xoắn vặn) đã góp phần làm nổi bật một hiện thực về cuộc sống của những con người Linh Sơn đang dần trở nên bị đảo lộn, trở về với thuở “thoạt kỳ”. Hai mạch truyện dường như khơng có liên hệ gì với nhau ở cấp độ các chi tiết, nhưng lại song song tồn tại tạo ra một kết cấu tưởng chừng rời rạc nhưng lại rất chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)