Kì ảo hóa nhân vật

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 54)

Về mặt chiết tự: kì có nghĩa là kì lạ, ảo có nghĩa là khơng có thực. Hiểu một cách đơn giản, kì ảo hóa nhân vật là việc người viết đưa các yếu tố kì ảo vào trong những sáng tác của mình như một thủ pháp giúp tác giả thâm nhập sâu hơn vào sâu hơn vào mọi góc khuất lấp bên trong của nhân vật. Nhân vật là hư cấu, tác giả không hướng người đọc tới việc mổ xẻ sự hư cấu ấy, cái nhà văn quan tâm là làm thế nào đó để nhân vật được hư cấu giúp họ chuyển tải sâu sắc quan niệm về thế giới của mình. Hay nói như Hồng Cẩm Giang trong một bài viết về tiểu thuyết đương đại Việt Nam: “Họ (các nhà văn) vừa viết vừa nhắc nhở người đọc và chính họ rằng đây chỉ là truyện kể là hư cấu khơng phải đời thực. Điều đó khiến cho người đọc chú ý đến “cái biểu hiện” hơn là “cái được biểu hiện”” [10, tr.38].

Trong Thoạt kỳ thủy, cái làm nên chất kì ảo của nhân vật đối với người

Nói về những ám ảnh và bất thường về mặt tâm lý, tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Tính mà bên trên chúng tơi đã có dịp nói đến. Tính bị ám ảnh bởi bạo lực, bởi máu, và bởi trăng.

Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, Tính đã là nạn nhân của người cha bạo lực:

“Liên bưng mâm cơm từ dưới bếp đi lên. Khi lách qua cửa nhà, cạnh mâm chạm vào thành cửa xô nghiêng… Phước chồng Liên đang ngồi trên giường, tay mân mê cái chén, nhắc vợ:

- Cẩn thận.

Bát rơi. Tiếng vỡ thô, đanh.

Liên hạ mâm, toan quay lại nhặt mảnh vỡ, bị Phước đạp thốc vào bụng. Liên cắn răng ơm bụng ngồi bậc cửa, đầu tì lên cánh tay [41, tr.11].

Lớn lên, Tính tiếp tục được ni dưỡng trong một mơi trường bạo lực ấy. Bạo lực đã trở thành một ám ảnh nặng nề đối với cuộc đời Tính. Bố mẹ đánh nhau, bố mài dao sang nhà ơng Bồi q địi xin tí tiết, Hưng với khn mặt bê bết máu… Tất cả đã in sâu vào tâm trí Tính để lớn lên, Tính bắt đầu thực hành những hành động bạo lực: từ công cống, rồi đến lợn, thằng bé điên, ông Khoa và cuối cùng là xọc dao vào cổ mình.

Hết ám ảnh bởi bạo lực, Tính lại ám ảnh bởi máu. Nếu như bạo lực là lẽ sống của Tính thì máu là nguồn dưỡng chất ni sống hắn. Đồ chơi đầu tiên của Tính là con dao bầu nhọn, bài học đầu tiên của Tính là bài học chọc tiết lợn và thầy dạy đầu tiên là một ông đồ tể. Trong niềm hân hoan của tuổi thơ, Tính tiếp xúc với máu và nhìn cảnh chọc tiết lợn với một “vẻ ham muốn đáng nghi” [41, tr.24]. Xung quanh Tính, tất cả mọi vật đều mang sắc máu: quả núi bị khoét vọt lộ ra màu trắng pha chút đỏ của máu, con cú “máu rỉ ra từ cánh”, bà Liên, ông Xuân thổ ra máu, Hưng “khuôn mặt nhuộm đầy máu”, Hiền “vú sây xướt rớm máu”… Bản chất thánh thiện của một đứa trẻ khơng cịn và thay vào đó là một

bản năng khát máu. Đây dường như là một hệ quả tất yếu của môi trường bạo lực đã nói ở trên.

Ở Tính, ta cịn thấy một ám ảnh đặc biệt khác, đó là ám ảnh về trăng. Với những nhà thi sĩ, ám ảnh về trăng gắn liền với nguồn thi hứng khơn ngi. Trăng cũng theo đuổi Tính ngay từ lúc lọt lịng, nhưng Tính lại chối bỏ ánh sáng trong suốt đó: Tính co rúm lại, khóc thét lên, mắt nhắm tịt lại. Câu nói thường trực trong miệng Tính là: “mắt chó vàng như trăng”. Câu nói ấy được lặp đi lặp lại 13 lần như một ám ảnh khơng thể xóa mờ trong tâm trí Tính. Tính coi trăng như một sinh thể sống: Tính gọi trăng bằng “mày”. Với Tính, trăng cũng là một ảo thể biến hố khơng ngừng với những sắc màu, những hình thể kì qi. Tính sợ trăng như con thú sợ người thợ săn. Đứng trước trăng, Tính khơng thấy xuất hiện những cảm xúc thông thường mà lại thấy lạnh: “lạnh lắm, mẹ ạ”. Tính giết ơng Khoa cũng vì ánh sáng vàng loé lên từ cây thánh giá khiến Tính liên tưởng tới trăng, làm hắn thấy hoảng hốt. Cũng chính sự hoảng hốt khi nhìn thấy trăng đã khiến cho Tính tự đâm dao vào cổ mình.

Như vậy, kì ảo hóa nhân vật bằng cách tìm về miêu tả những ám ảnh, những bất thường tâm lý trong mỗi nhân vật là một cách để Nguyễn Bình Phương đi sâu khám phá thế giới nội tâm của nhân vật, đồng thời phản ảnh trung thực những điều “mắt thấy tai nghe” từ hiện thực cuộc sống.

Kì ảo hóa nhân vật trong Thoạt kỳ thủy cịn được thể hiện bằng cách, tác giả cho những giấc mơ quái đản xâm chiếm vào thế giới vô thức của nhân vật. Những giấc mơ của nhân vật cũng được tác giả dụng công khắc họa. Đơi khi, những giấc mơ ấy cịn được liệt kê thành một phần phụ lục của cuốn tiểu thuyết (Phụ lục II: Những giấc mơ của Tính và Hiền). Giấc mơ có một ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người đọc hiểu về nội tâm nhân vật khi nó gắn liền với những ám ảnh, những nỗi lo âu thường trực và những biến cố trong cuộc sống của nhân vật.

Không những thế, việc tác giả bỏ lửng cốt truyện; không để mỗi nhân vật đi trọn hành trình về mình cũng được coi là một cách tạo ra khơng khí kì ảo cho tác phẩm. Chúng ta đã nói rất nhiều về sự trùng khít giữa cuộc hành trình của con cú từ lúc bị bắn rụng xuống sông cho đến khi cố gắng bay lên để vượt thoát không gian và cuộc sống của con người nơi núi rừng Linh Sơn mà nhân vật trung tâm ở đây là Tính. Chuyện về con cú diễn ra trong bốn mươi lăm phút lại được kể tương đương với hai mươi năm đời người. Vậy sự trùng khít ấy có ý nghĩa gì? Chắc hẳn khơng ít độc giả cũng có thắc mắc như người viết. Và hẳn mỗi người sẽ tự tìm cho mình một lý giải hợp lý, chúng tơi thì cho rằng việc kể song song hai tuyến truyện, Nguyễn Bình Phương muốn bày tỏ một quan niệm: ln ln có một sự tồn tại của kiếp khác, sự sống khác ngay sát cuộc sống của con người.

Chương 3

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 54)