Ảnh hưởng của hoạt động từ thiện

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 29)

1 .2 Thời kì các chúa Nguyễn

2.1.1.3.Ảnh hưởng của hoạt động từ thiện

Tư tưởng Phật giáo xưa nay vốn là cứu khổ, cứu nạn. Tinh thần từ bi, phổ độ là tư tưởng xuyên suốt trong nền giáo lắ Phật giáo vì vậy mà làm điều thiện hay công tác cứu trợ được các chùa quan tâm và thực hiện. Hoạt động từ thiện của một số tăng ni ở các chùa tại Hội An cũng như các hội đoàn, một số gia đình Phật tử hướng vào các vấn đề của đời sống xã hội không ngừng được phát triển và ngày càng lan rộng. Những hoạt động đó thể hiện được tinh thần Phật giáo gắn bó với con người và dân tộc, đồng hành cùng đất nước, phát huy được truyền thống yêu nước tạo được một khối đại đoàn kết toàn dân. Theo như lời của giáo sư người Pháp trong bài phỏng vấn trả lời với phóng viên Tạp chắ văn hóa Phật giáo về hoạt động

từ thiện: ỘNhững hội đoàn này rất cần thiết cho việc xây dựng xã hội Việt Nam nhất

là trong lĩnh vực cứu tế an sinh. Bởi vì vấn đề xóa đói giảm nghèo không chỉ là Nhà nước làm được mà các tôn giáo trong đó có Phật giáo đóng góp vai trò rất lớn. Phật giáo đã có tiếng nói hữu hiệu trong việc giúp các em nghèo tiếp tục đến trường, những người bệnh tật được chữa trị. Hiện nay, phải nhận thấy rằng, chỉ có

sức mạnh đạo đức của Phật giáo mới có thể đóng góp vào công việc này một cách

hữu hiệuỢ[53;11]. Hoạt động từ thiện xã hội không ngừng được mở rộng các lĩnh

vực như: nuôi trẻ mồ côi, cứu trợ người tàn tật, ủng hộ người có hoàn cảnh hiểm nghèo, thực hiện nồi cháo tình thương tại bệnh viện, xây dựng nhà tình thương, tham gia cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt,ẦTừ đó, khẳng định thái độ Ộnhập thếỢ của hạnh nguyện bồ tát trong giáo lý nhà Phật.

- Công tác cứu trợ lũ lụt cho người nghèo

Tại Hội An, hoạt động cứu trợ cho đồng bào lũ lụt được nhà chùa tổ chức quy mô rộng lớn không chỉ ở trong địa bàn thành phố mà còn sang các huyện như Điện Bàn, Duy Xuyên, thậ chắ đến các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc. Các Phật tử, đạo hữu gặp khó khăn hay mất mát nhiều do lũ lụt thì các tăng ni phát động lập danh sách những phật tử và in phiếu gửi về các gia đình đến nhận quà trợ cấp. Mỗi xuất quà thường là gạo, mì tôm, và tiền mặt. Thậm chắ, những người không theo Phật nhưng gia đình bị thiệt hại nặng nề do bão thì cũng được giới thiệu đến để nhận quà. Địa điểm nhận là tất cả các chùa trên địa bàn, chùa nào có Phật tử tham gia và nhân dân địa phương ở đó: Pháp Bảo (phường Cẩm Phô), Vạn Đức (xã Cẩm Hà), Long Tuyền (phường Thanh Hà), Phước Lâm (phường Cửa Đại). Hay vào những ngày có bão lớn tràn vào thì chùa chắnh là nơi trú ẩn của họ. Điều này cho thấy Phật giáo luôn đồng hành cùng nhân dân Hội An trong mọi hoàn cảnh và các tăng ni. Chùa chiền trở thành nơi gần gũi, là chỗ dựa cho họ mỗi khi khó khăn, bất hạnh.

- Tặng quà vào dịp Tết, các ngày lễ lớn

Việc xóa đói giảm nghèo, tặng quà Tết cho đồng bào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trong công tác xây dựng phát triển xã hội, đảm bảo an sinh . Tuy nhiên, sự đóng góp và chung tay của nhà chùa vào những dịp này cũng là góp phần vào mục tiêu chung của đất nước. Vào những dịp Tết hay ngày lễ lớn các tăng ni, Phật tử đều tham gia hoạt động từ thiện quyên góp các vật phẩm cũng như tiền bạc để tặng cho các gia đình khó khăn, những người neo đơn, tàn tật. Tại Hội An, vào những dịp này, những gia đình khó khăn đều được nhận những suất quà từ những hội đoàn như vậy. Các suất quà thường là gạo, dầu ăn, mì tôm và một số tiền mặt để người dân trang trải, vui sống vào những ngày lễ

Tết. Đó là một hoạt động vô cùng ý nghĩa và thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ của Phật giáo.

-Phát quà khuyến học cho những học sinh nghèo

Hoạt động từ thiện của Phật giáo không dừng lại ở cuộc sống hằng ngày mà đối với các em học sinh nghèo tinh thần từ bi, cứu khổ cũng hiện diện một cách rõ nét. Việc cấp phát sách vở, bút và những dụng cụ cho các em học sinh nghèo để các em có điều kiện học tập tốt hơn cũng là một việc làm vô cùng có ý nghĩa. Các tăng ni, phật tử phát quà trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức khuyến học tại các địa phương để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và biết vươn lên trong cuộc sống. Điều đó càng khuyến khắch các em học tập tốt hơn, siêng năng hơn.

- Thăm các bệnh nhân

Một hoạt động khác của tăng ni Phật tử Hội An là hằng ngày các sư cô tại các chùa hoặc những Phật tử phát tâm từ thiện theo sự ủng hộ của các chùa thực

hiện Ộnồi cháo tình thươngỢ. Một số sư ni hay tăng sĩ mang cháo đến các khoa ở

bệnh viện để cấp cho những người bệnh. Cháo dinh dưỡng được nấu bằng những nguyên liệu chay rau củ quả rất tốt cho sức khỏe. Phải nói rằng tại Hội An công tác

từ thiện này hoạt động rất hiệu quả đang ngày càng được quan tâm và tiếp tục: ỘCác

hoạt động trên của Phật giáo thu hút nhiều người tham gia để rồi chợt nhận ra một điều rằng đạo ở trong đời, đạo vốn sinh động, mang lại sự bình yên, cảm nhận sâu

lắng làm phong phú cho đời sống chứ không tách biệt và xa lạỢ[19, 50].

Ngoài ra, công tác cứu trợ người tàn tật, xây dựng nhà tình thương cho một

số gia đình nghèo khó cũng được các tăng ni, phật tử tham gia thực hiện. Điều đó

chứng tỏ ảnh hưởng của Phật giáo đến bất kì những hoạt động nào của xã hội, đi vào không gian đời thường và đã phát huy tắch cực tinh thần nhập thế vốn có của tăng ni Phật tử ở Hội An.

Những hoạt động của tăng ni, Phật tử Hội An đối với một số vùng cư dân cho thấy tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn Phật giáo. Những món quà đó tuy giá trị không nhiều nhưng là nguồn động viên, khắch lệ người dân nghèo khó. Và giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, con người gặp cảnh khó khăn, thiếu thốn. Qua đó, những việc làm đó chắnh là tấm gương cho những người khác, biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 29)