1 .2 Thời kì các chúa Nguyễn
3.2.1. Đối với tăng ni
- Nhiệm vụ của tăng ni, Phật tử phải bảo vệ các công trình kiến trúc, tránh
những tác động tiêu cực của con người. Cần phải chú ý đến sự tác động của thời
tiết, môi trường.
- Tại các chùa được phong là những di tắch lịch sử cấp quốc gia hay cấp
thành phố thì khi phát hiện ra có sự cố thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm
quyền. Trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, hoặc bị mất thì phải báo cáo lên chắnh quyền để kịp thời giải quyết.
- Nâng cao nhận thức, tầm nhìn, đào tạo năng lực cho một thế hệ tu sĩ trẻ, đủ sức gánh vác nhiệm vụ mà thời đại đặt ra cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam là việc làm có tắnh cấp thiết.
- Trước sự vận hành mới của cuộc sống, đứng trước những đổi thay hằng
ngày những tăng ni, tu sĩ cần dấn thân, trang bị tinh thần nhập thế vì cuộc sống an lạc cho người dân Hội An và vì một đất nước Việt Nam và vì một đạo Phật Việt Nam có bề dày lịch sử hơn 2000 năm. Ý thức và hành động như vậy chắnh là đã góp phần hữu hiệu vào việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo cũng như những ảnh hưởng và đóng góp to lớn của Phật giáo trong đời sống của cư dân Hội An hôm nay và mai sau.
-Khuyến khắch tăng tắn đồ hãy hòa nhập và tham dự các hoạt động xã hội song song với nổ lực đem giáo lắ Phật giáo cống hiến cho thời đại và cho sự khủng hoảng trầm trọng về tắn ngưỡng của con người ngày nay. Những buổi thuyết pháp, giảng đạo cho tắn đồ về giáo lắ Phật giáo là để giúp con người ngày càng hiểu biết hơn về cuộc sống, tránh những mê tắn dị đoan, bói toán, những niềm tin không lành mạnh.
-Các chùa tại Hội An dù không nhiều nhưng cần có sự thay đổi trong thời đại mới. Chùa Phật vẫn là nơi tiến hành các khóa lễ giản dị đồng thời phải là một trung tâm Phật học, một cơ sở văn hóa lớn hoặc nhỏ với thư viện có đầy đủ những kinh điển, những quyển sách Phật học và thế học có giá trị bằng tiếng Việt và các thứ tiếng khác nhau.
- Phối hợp với chắnh quyền địa phương tổ chức trưng bày, triển lãm cổ vật liên quan đến Phật giáo. Trưng bày pháp khắ, tranh tượng Phật giáo, sách Phật giáo để thu hút mọi người đến tham quan, chiêm ngưỡng, học tập thực hành chánh pháp mà không làm mất đi giá trị cũng như tắnh linh thiêng của nó.
-Giữ gìn câu đối, hoành phi tại các ngôi cổ tự là một cách để truyền giáo lắ giáo dục con người, là một cách để hoằng dương Phật pháp.
3.2.2. Đối với chắnh quyền địa phương
Tại Hội An, văn hóa Phật giáo đã thấm nhuần trong tư tưởng cũng như tắnh cách con người nơi đây. Vì vậy, hiện nay công tác bảo tồn, trùng tu các ngôi cổ tự cũng như những ngôi chùa được xếp hạng di tắch lịch sử cấp quốc gia không chỉ được tăng ni phật tử gìn giữ, mà chắnh quyền và nhân dân cần quan tâm mạnh mẽ.
-Trước hết phải nâng cao nhận thức của mỗi người trong cơ quan, tổ chức về ý thức bảo vệ và hiểu đúng giá trị vốn có của các di sản văn hóa Phật giáo. Làm tốt việc
sưu tầm, bảo quản các tài liệu, hiện vật, văn bia tại một số chùa.
-Phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các giá trị văn hóa Phật giáo, giá trị của những công trình kiến trúc độc đáo ở các chùa. Những việc làm này là góp phần vào việc nâng cao các giá trị từ đó có chắnh sách đầu tư kinh phắ để trùng tu, bảo tồn các giá trị văn hóa của chùa cũng như giá trị văn hóa địa phương.
-Chắnh quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến các ngôi chùa đã được xếp hạng Di tắch Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, để có những biện pháp hữu hiệu để trùng tu mà không làm mất đi cảnh quan và kiến trúc xưa. Đó là nơi hội tụ những giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh thần góp phần tạo nên cái hồn cho phố xưa.
-Tham gia vào những hoạt động của Phật giáo để tìm hiểu những giáo lắ nhà Phật phục vụ trong công tác xây dựng phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
-Phát huy các hoạt động của Phật giáo như các lễ hội, nhằm phát huy tiềm năng du lịch tại Hội An. Qua đó giới thiệu các sản phẩm văn hóa Phật giáo thu hút khách thập phương biết rõ hơn về Phật giáo cũng như những ngôi tổ đình ở Hội An.
- Cơ quan quản lý phải nắm được thực trạng đời sống tinh thần của người dân để có cuộc sống, tắn ngưỡng lành mạnh. Và việc phác họa lên một bức tranh tương đối đầy đủ về đời sống tôn giáo, tắn ngưỡng của nhân dân góp phần giúp các
cơ quan quản lý xây dựng chắnh sách văn hóa phù hợp, bảo đảm cho người dân có đời sống văn hóa. Từ đó giáo lắ nhà Phật sẽ đi vào cuộc sống của người dân một cách nhẹ nhàng, bình dị như một phần không thể thiếu.
-Phải thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong bảo tồn di tắch để thu hút được sự đóng góp nhiều sự ủng hộ của nhân dân về tiền mặt và ngày công lao động góp phần duy tu, bảo tồn các di tắch chùa chiền ngày càng khang trang sạch đẹp hơn. Nhiều chùa là di tắch lịch sử cấp Quốc gia sẽ trở thành những địa chỉ hấp dẫn khách tham quan du lịch như chùa Viên Giác, tổ đình Chúc Thánh, Pháp Bảo ở trung tâm thành phố.
-Cần đưa ra những qui định hay nói cách khác là cần có một luật định nghiêm khắc qui định về quyền hạn và trách nhiệm của mọi người dân trong việc bảo tồn di tắch Phật giáo. Đồng thời nghiêm khắc trừng trị những hành vi xâm phạm, làm hư hại di tắch để nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ di sản quốc gia.
-Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ các chùa được phong là di tắch lịch sử văn hóa. Xây dựng môi trường văn hóa ứng xử lành mạnh trong cộng đồng.