Ảnh hưởng gián tiếp

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 42)

1 .2 Thời kì các chúa Nguyễn

2.2.1.2. Ảnh hưởng gián tiếp

Ngoài ra, tư tưởng của Phật giáo cũng ảnh hưởng một cách gián tiếp đến một bộ phận cư dân Hội An.

Thông qua những lễ hội Phật giáo đã góp phần giáo dục tắn đồ cũng như những người không theo đạo Phật về chữ hiếu, đạo làm con, đạo uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn ông bà tổ tiên của mình. Mùa Vu Lan báo hiếu chắnh là một dịp như thế. Vào ngày Vu Lan rất nhiều tăng ni, Phật tử tại thành phố Hội An đã tham gia nhiều họat động ý nghĩa hướng về báo đáp công ơn trời biển của đấng sinh thành. Giáo dục về đạo làm con, tình thương yêu đồng bào, những người láng giềng. Với

quan niệm ỘCúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng BảyỢ nên trong những

ngày này, người dân nói chung và những Phật tử nói riêng đều cúng lễ trong gia đình mình. Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên, thắp hương tưởng nhớ đến những người đã khuất họ còn lên chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu ông bà cha mẹ. Để nhắc nhở tất cả Phật tử, tất cả mọi người ở đây đều ý thức ngày lễ này là một hình ảnh đẹp, là một tấm gương sáng ngời, chúng ta phải hằng nhớ chớ không thể quên

được. Ngày Lễ Vu lan vừa là lễ Phật, lễ Bồ tát, lễ A la hán tức ngài Mục Kiền Liên, mà cũng là một ngày gợi nhắc lại cho mỗi người tinh thần cao đẹp của tổ tiên mình.

Hơn nữa, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc hướng về cộng đồng, từ thiện. Các chương trình ca múa nhạc với chủ đề Phật giáo, chữ hiếu, tấm gương hi sinh cao cả của cha mẹ và tri ân người mẹ cũng thu hút đông đảo người xem. Đó là một trong những phương cách giáo dục hữu hiệu mà Phật giáo mang lại, làm cho con người biết nhớ về tổ tiên, nguồn cội. Biết yêu thương, quan tâm người thân trong gia đình.

Ngoài lễ Vu lan là dịp báo hiếu, việc tham dự lễ cầu siêu là môt việc làm có ý nghĩa đối với người thân đã khuất. Cầu siêu là cầu mong cho vong hồn người chết được sớm siêu thoát hay sanh về thế giới chư Phật. Do đó chữ Ộcầu siêuỢ có thể là

hình thức viết ngắn của từ Ộcầu siêu độỢ hay Ộcầu siêu sanhỢ. Như vậy, cầu siêu là

nguyện vọng, là ước muốn nhắm tới chủ yếu là người quá cố. Sau khi người thân

qua đời, con cháu làm lễ cầu siêu trong mỗi tuần thất, tiểu tường, đại tường hoặc lễ trung nguyên bằng hình thức lập đàn cầu siêu tại chùa, hoặc thỉnh chư tăng, ni về gia đình tụng kinh chú nguyện.

Trong thời gian này, chủ nhà cần đặt vấn đề cầu nguyện và hiếu sự lên trên hết. Họ tránh tất cả sự sát hại sinh linh và bao nhiêu việc làm khác có tắnh cánh gây tội lỗi. Cần nhất là người cầu nguyện phải trai giới thanh tịnh, vận hết lòng thành tập trung vào việc tụng Kinh, niệm phật, sám hối để cầu nguyện. Thân nhân của người quá vãng cần làm thêm những việc từ thiện: phóng sanh, bố thắ, cúng dường, ấn tống Kinh điển.v.vẦTất cả điều đó cho người đã khuất, thể hiện tình cảm, lòng biết ơn ông bà tổ tiên của mình. Đó là cách, là con đường để mọi người sống tốt hơn, nhân ái hơn, tình người hơn.

Hơn thế nữa, tất cả mọi người khi tham dự các ngày lễ còn là để giác ngộ giáo lý, rèn phật tắnh và cho cái tâm của mỗi con người càng được sáng láng, từ bi hơn, sống tốt hơn. Đó là một cách giáo dục hữu hiệu và góp phần vào việc hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp và những điều nhân nghĩa.

Đây chắnh là một trong những đóng góp và ảnh hưởng to lớn của phật giáo đối với đời sống cư dân Hội An. Một cách học tập trực tiếp và gián tiếp tư tưởng, giáo lắ Phật giáo từ những lễ hội và các hoạt động khác tạo nên một bản sắc văn hóa, một

tâm hồn người phố cổ trong mắt bạn bè quốc tế. Một Hội An hiền lành, nhẹ nhàng, bình yên như chắnh trong tâm hồn của con người họ vậy.

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)