Ảnh hưởng trong mối quan hệ hằng ngày

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 44)

1 .2 Thời kì các chúa Nguyễn

2.2.2.1. Ảnh hưởng trong mối quan hệ hằng ngày

Đô thị cổ Hội An đã ra đời trong thời kỳ Trung Đại của Việt Nam. Tồn tại qua các thế kỷ, đô thị cổ Hội An vẫn duy trì sự tồn tại hiếm thấy của mình như một bảo tàng sống. Vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa độc đáo và vẫn bảo tồn được các phong tục, tập quán riêng biệt của mình. Cuộc sống con người ở đây thiêng về nội tâm, phảng phất nét trầm lắng. Đô thị Hội An, con người Hội An vẫn giữ được tắnh cách riêng biệt, lối sinh hoạt lịch lãm, cách ứng xử thân thiện của mình. Môi trường ở đây không bị chèn ép bởi các hoạt động công nghiệp náo nhiệt, bởi các phương tiện giao thông ồn ào, bụi bặm mà được trả về cái yên tĩnh, cái lắng đọng trong chiều sâu tâm hồn để mà hoài niệm. Quan hệ giữa người với người nơi đây rất đằm thắm, nhẹ nhàng, không bị chi phối bởi cơ chế kinh tế thị trường hay những lai tạp của nền vãn minh phương Tây đang ngày càng phát triển mạnh mẽ theo những bước chân của du khách. Chắnh cái nét trầm tư, sâu lắng đó, ân tình đó của cảng thị Hội An, của người Hội An đã ắt nhiều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Phật

giáo và của những ngôi chùa nơi đây. Như một tác giả đã nhận xét: ỘBa chùa Chúc

Thánh, Vạn Đức, Phước Lâm chốn tổ xưa mùi trầm hương lan tỏa khắp bốn phương trời. Ánh sáng Phật pháp từ bao đời lan tỏa khắp nẻo quê hương đất nước, lưu dấu tắch trên từng gốc cây ngọn cỏ cho đến từng con đường nẻo phố khiến nhiều thế hệ con người Hội An đã được hun đúc để tạo ra nét đặc trưng cho nền văn hóa bản địa. Người Hội An luôn ghi nhớ ơn mở đạo, khai tông đem đến lẽ sống và chỗ dựa tâm linh cho người dân nghèo vùng sông biển cát mặn đồng chua. Tư tưởng, đạo đức và tinh thần nhập thế của các vị thiền sư, của những ngôi chùa đã đi vào tâm

thức từng người dân Hội An, đó Ờ là văn hóa Hội AnỢ.[31, 36].

Quan hệ cộng đồng giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, xã hội của cộng đồng người Hội An được thể hiện qua một số tư liệu ghi chép của một số học giả trong và ngoài nước.

Ngay từ ngày xưa, giáo sĩ Cristoforo Borri (1583 - 1632), người Ý, đã từng đến Hội An nhiều lần từ 1618 cũng đã nhận thấy được bản chất tốt đẹp của

người dân Hội An, người dân Đàng Trong của Đại Việt, ông đã viết trong nhật ký

của mình: ỘBản năng tự nhiên của họ là tử tế, ưa làm việc thiện, nhất là đối với

người nghèo khi kêu gọi giúp đỡ, nếu từ chối họ sẽ bị coi là thiếu bổn phận như pháp lệnh buộc họ phải làm như vậy. Người Hội An có sự hòa hợp hoàn hảo, họ cư

xử thân tình như anh em một nhà cả trước khi họ quen biết nhauỢ [46, 40].

Và trong những trang tiếp theo trong cuốn nhật kắ ông đã viết:

Họ dịu dàng hơn và lịch thiệp hơn khi đàm đạo, hơn tất cả các dân phương

Đông nào khácẦhọ đến gần chúng ta, trao đổi với chúng ta hàng trăm ngàn thứ, họ mời chúng ta dùng cơm với họẦtóm lại họ rất xã giao, thân mật và lịch sự với chúng taẦnhư thể họ quen biết chúng ta từ lâuẦTừ tắnh tình rất trọng khách và cách ăn ở giản dị đó mà họ rất đoàn kết với nhau, rất hiểu biết nhau, đối xử với nhau rất thành thật, rất trong sáng như thể tất cả đều là anh em với nhau, cùng ăn uống và cùng chung sống trong một nhà, mặc dầu trước đó họ chưa từng thấy nhau,

biết nhauỢ[ 41, 312]. Tác giả cuốn nhật kắ đó đã phải chung sống, phải tiếp xúc với

người dân nơi đây thì mới có những nhận xét như vậy. Và phải đi sâu vào cuộc sống, thấu hiểu cuộc sống nơi đây thì mới có những tình cảm, những quý mến đối với người Hội An.

Còn đối với giáo sĩ Alexandre De Rhodes (1593 - 1660), người Pháp, ông đã đến Hội An Ờ đàng Trong năm 1624. Chỉ 6 tháng sau ông đã giảng đạo bằng ngôn

ngữ bản xứ. Theo ông nhận xét: ỘDẫu họ - người Hội An đánh giặc giỏi, coi thường

mạng kẻ địch nhưng đối với nhau họ lại thương nhau như anh em ruột và không bao giờ tôi nghe thấy một người lắnh dùng khắ giới đánh người đồng độiẦCông lý ở xứ nàyẦngười dân không phải tốn kém gì khi bênh vực quyền lợi của mình. Vì thế

không hề có các giấy tờ, thể thức gây bao tốn kém, phiền phứcẦỢ[41, 313]. Như

vậy, theo lời các giáo sĩ phương Tây khi đến Hội An đều có những nhận xét về con người nơi đây vào thời kì Hội An là một thương cảng nổi tiếng. Chắnh cái khắ chất đó, cái tình cảm đó, cái việc coi người bốn phương như anh em một nhà, cái lịch sự nhă nhặn đó, chắnh là cái hồn của phố cổ Hội An. Đã làm cho Hội An hôm nay trong dòng chảy của mình vẫn mang những giá trị riêng có. Và đó cũng chắnh là tình người trong đạo Phật mà mấy trăm năm qua vẫn chung sống và hòa quyện với cuộc sống con người, trong từng suy nghĩ, hành động và sinh hoạt của họ.

Trong một bài thơ của tác giả Nguyễn Phước Tương có viết về Hội An:

Hội An Phố Cổ êm đềm

Xa người ta nhớ ngày đêm hỡi người Phố xưa ai nhớ nụ cười

Cho lòng rạo rực bóng người không nguôi

(thơ Nguyễn Phước Tương)

Cuộc sống nhẹ nhàng, mang chút hoài niệm đã làm cho khách bốn phương ai nấy cũng thấy Hội An là chốn yên bình, cổ kắnh mà họ đến. Phố cổ Hội An hằng năm vẫn luôn thu hút một lượng khách rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cho cả nước. Năm 2012, vượt qua hơn 900 thành phố trên toàn thế giới, Hội An (Quảng Nam) vừa được Tạp chắ Wanderlust (Vương quốc

Anh) trao Giải Vàng ỘThành phố được yêu thắch nhất năm 2012Ợ. Đây là sự ghi

nhận những nỗ lực của chắnh quyền và người dân Hội An trong việc bảo tồn và xây dựng văn hóa Hội An, một thành phố du lịch với sự an toàn gần như tuyệt đối.

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)