1 .2 Thời kì các chúa Nguyễn
2.1.3. Ảnh hưởng qua văn hóa mặc
Trang phục Phật giáo vốn là một loại trang phục đặc biệt với hai màu chủ đạo và màu lam và nâu sòng. Hơn nữa, trong cách ăn mặc theo trang phục của Phật giáo
cũng toát lên vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng và kắn đáo. Hiện nay ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đến văn hóa mặc của người Hội An đặc biệt là phụ nữ thể hiện rất rõ.
Vào những ngày rằm, mồng một hay những ngày lễ những người đi chợ mua hàng hóa họ mặc những bộ áo màu lam, màu nâu sòng với nhiều kiểu may khác nhau làm tôn lên vẻ đẹp thân thiện, hiền hòa mang hơi hướng nhà Phật. Khi nhìn vào họ ắt nhiều cũng cảm thấy dễ chịu và như nhẹ nhàng hơn, bình yên hơn. Trang phục phản ánh nét văn hóa đặc trưng của cả cộng đồng người và người phụ nữ Hội An cũng góp phần làm tô đẹp thêm văn hóa mặc của cư dân nơi đây. Với những bộ trang phục mang hơi hướng nhà Phật vừa nhẹ nhàng, vừa kắn đáo khiến các bà, các chị cũng trở nên thanh thoát, thân thiện và gần gũi. Không chỉ những người phụ nữ đi chợ mà cả những người bán hàng cũng vậy. Những cụ bà bán những món hàng như hương thắp, hoa quả, giấy vàng mã, đồ cúng tế, hay đồ chay.Ầcũng thường mặc đồ lam. Cả người mua và người bán đều cảm thấy như nhẹ nhàng và vui vẻ hơn, như một sự đồng điệu giữa những tâm hồn có chung một hướng - hướng về cửa từ bi, tinh tấn của nhà Phật.
Thể hiện rõ nét nhất trong sự ảnh hưởng của Phật giáo đến trang phục đó là đồng phục bán hàng, phục vụ của nhân viên trong các nhà hàng chay trong Hội An. Khi bước vào cửa nhà hàng, quán chay ta thấy các cô nhân viên đón chào khách trong bộ áo màu lam, hay màu nâu sòng rất thân thiện, nhiệt tình. Sự tận tình chu đáo trong khi phục vụ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người. Cộng với không gian của quán làm cho không khắ thêm ấm cúng và yên bình.
Hiện nay, màu lam hiện diện khá nhiều và được ưa chuộng. Dù nhiều kiểu áo khác nhau tùy theo thẩm mĩ của mỗi người nhưng có một nét chung nhất đó là cùng trang phục của nhà Phật, màu áo của nhà Phật.