Quan hệ với thế giới thần linh

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 46)

1 .2 Thời kì các chúa Nguyễn

2.2.2.3. Quan hệ với thế giới thần linh

Quan hệ cố kết cộng đồng không chỉ đối với người sống mà còn là việc thể hiện tình cảm, quan hệ của người sống đối với người đã khuất và các vong linh.

Ngoài ý nghĩa Ộmùa hiếu hạnhỢ, tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng Ộxá tội vong

nhânỢ, tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, các

Phật tử và những người dân phố Hội thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thắ thức ăn cho các cô hồn (những vong hồn không có người thân hoặc không nơi nương tựa) để mong họ phù hộ cho mình. Các gia đình khá giả thường có thêm mâm cúng gồm gạo muối, các loại bỏng, xôi, vàng mã cho những linh hồn lang thang không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian hoặc những oan hồn. Ngoài các đồ lễ, vàng mã người dân còn mua thêm cá, cua, chim sẻ, bồ câuẦ để làm lễ phóng sinh nhằm cứu khổ, cứu nạn cho các sinh linh.

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn ngay từ khi truyền vào Việt Nam đã có sự dung hợp hòa bình với văn hóa Việt Nam. Được thể hiện trong sinh hoạt tại những nơi mà tôn giáo của từ bi, trắ tuệ được nảy nở, khai sáng, đã dự phần làm nên văn hóa và định hình cho nếp sống của cộng đồng. Như vậy, văn hóa Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc sống hằng ngày của người dân phố Hội. Không chỉ tồn tại trong kiến trúc, kinh tế, giáo dục mà còn trong nếp sống, nếp nghĩ của

người dân, trong lối ứng xử của cả cộng đồng người với nhau và với du khách thập phương. Văn hóa Hội An, Phật giáo Hội An như một dòng riêng giữa nguồn chung với đạo Phật Việt Nam, văn hóa Việt Nam và dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)