1 .2 Thời kì các chúa Nguyễn
2.1.4.1. Ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở
Nhà ở Hội An được xem là linh hồn của khu phố cổ với lối kiến trúc độc đáo kết hợp của nhiều phong cách kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Nhưng nhà Hội An do được tạo dựng bởi đôi tay người thợ Việt, chịu sự quy định bởi môi trường khắ hậu và tâm lý, tập quán của Việt Nam nên nó vẫn mang đầy đủ những đặc trýng cõ bản của kiến trúc truyền thống.
Các ngôi nhà nối tiếp nhau tạo nên một cộng đồng kiến trúc chạy theo chiều dài của đýờng phố, phù hợp với một đô thị thýõng cảng. Bởi lẽ chủ nhân của những ngôi nhà đó cùng chung một ý thức và tình cảm thẩm mĩ trên cơ sở truyền thống dân tộc. Vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người chắnh là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trắ nội thất. Khi vào một ngôi nhà phố ở Hội An, tinh thần dân tộc biểu hiện qua một công trình nghệ thuật tổng hợp tạo ra một sự hài hòa và đẹp mắt, một không khắ gần gũi và thân thương. Một sinh hoạt tinh thần, tình cảm đáng trân trọng. Trên nền các phong cách kiến trúc và ảnh hưởng từ bên ngoài, dấu ấn văn hóa Phật giáo cũng được thể hiện khá rõ nét trên từng vị trắ của các cấu kiện gỗ trong ngôi nhà ở Hội An. Các vì kèo, cột mái hay xà ngang, xà dọc, đầu hồi được trang trắ chạm khắc với các chủ đề liên quan đến Phật giáo như hình tượng Phật thủ (bàn tay Phật).
Mặt khác, chạm trổ trên gỗ là một hình thức trang trắ được cư dân địa phương tận dụng tối đa. Đồ án trang trắ rất phong phú thể hiện sự giao lưu các phong cách kiến trúc từng có mặt ở Hội An và nổi bật nhất trong số đó là đồ án hoa - dây. Thường là hoa sen, hoa cúc, hoặc có khi kết hợp. Hoa sen là biểu tượng của Phật giáo, cho sự tinh khiết, trong sạch và tinh tấn đó cũng là điều mà chủ nhân các ngôi nhà ở Hội An mong muốn ngôi nhà của mình cũng có đầy đủ những yếu tố như vậy. Đó cũng là minh chứng tiêu biểu cho ảnh hưởng của Phật giáo trong tư tưởng, lối sống của lớp tiền nhân nơi đây.
Kiến trúc chùa Phật ở Việt Nam còn là kiến trúc sinh thái, hòa hợp cùng thiên nhiên, mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở
một nơi có cảnh trắ thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng. Hội An là một thương cảng,
hằng ngày diễn ra sự giao thương buôn bán tấp nập. Ngôi nhà ở Hội An có dạng hình ống, tương đối khép kắn. Chủ yếu phát triển về chiều sâu, phắa Nam (mặt sau)
giáp với sông để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, phắa Bắc (mặt trước) là
nơi mở cửa hiệu buôn bán. Tuy vậy những ngôi nhà ở Hội An cũng ảnh hưởng bởi
kiến trúc Phật giáo với việc làm cho ngôi nhà hài hòa với thiên nhiên. Thể hiện cho ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong ngôi nhà đó là cư dân Hội An đã khéo léo trong vấn đề kéo thiên nhiên lại gần mình. Bằng nhiều hình thức khác nhau như chạm trổ hoa lá, cây cỏ, núi nonẦVà thể hiện rõ nhất ở việc mở sân trời gọi là Ộthiên tỉnhỢ để lấy ánh sáng, thông gió và để giao tiếp.
Tóm lại, những ngôi nhà Hội An hội tụ được các yếu tố nghệ thuật dân tộc truyền thống và làm phong phú thêm bằng những tố chất thắch hợp của văn hóa Phật giáo thể hiện trong từng chi tiết, cấu kiện gỗ. Làm cho không gian nhà thêm sinh động, gần gũi, thân thiện mà không có cảm giác chật chội hay phức tạp, gồ ghề. Điều này làm cho các ngôi nhà ở Hội An mang những giá trị riêng có. Vượt qua mọi đổi thay của thời gian, vượt qua mọi thử thách của thiên nhiên, và vượt qua chắnh xu thế hiện đại hóa, những ngôi nhà gỗ ở Hội An vẫn hiện toàn gần như nguyên vẹn xứng đáng là di sản văn hóa của nhân loại.