Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi Ma chay

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 51)

1 .2 Thời kì các chúa Nguyễn

2.2.3.5. Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi Ma chay

Sinh - tử là hai thời khắc quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, vì vậy việc đưa người chết về nơi an nghỉ cuối cùng là việc hết sức thiêng liêng. Đây là giai đoạn cuối của chu trình vòng đời được kết thúc bằng nghi lễ tang ma khi con người nằm xuống đồng thời cũng bắt đầu một hành trình mới ở thế giới khác. Chắnh vì vậy, tang ma là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn, báo hiếu, chứng tỏ lòng mình với người đã khuất. Có thể nói, ở Hội An phong tục tang ma hiện nay đã có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật thông qua một số nghi lễ và tư tưởng của họ.

Đối với những gia đình theo Phật có người qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh chư tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay). Thông thường các nghi thức trong tang lễ được diễn ra tuần tự như sau: (1) Nghi thức nhập liệm người chết, (2) lễ phát tang, (3) lễ tiến linh (cúng cơm), (4) khóa lễ kỳ siêu cho

hương linh, (5) lễ cáo Triều Tổ (cáo tổ tiên ông Bà trước giờ di quan), (6) lễ di quan và hạ huyệt, (7) Đưa lư hương, long vị, hình vong về nhà hoặc chùa, (8) cúng thất (tụng kinh cầu siêu và cúng cơm cho hương linh trong bảy tuần gồm 49 ngày, mỗi tuần cúng một lần).

Khi lập bàn thờ cho người quá cố thì gia đình Phật tử thường lập một bàn thờ Phật phắa trước bàn án để nhằm cầu xin chư Phật cho người chết về cõi vãng sanh cực lạc. Khi sống có Phật dẫn đường, sống tu tâm theo đạo Phật thì khi chết cũng mong có Phật dẫn lối, đưa đường và như thế người chết sẽ được an ủi và người sống cũng cảm thấy nhẹ lòng để người chết ra đi mà không bịn rịn, đau lòng.

Trong suốt những ngày diễn ra tang lễ, trên bàn thờ người chết luôn luôn có tụng kinh niệm Phật đã được thâu vô ỘbăngỢ hay hiện nay có máy nghe tụng kinh mà người ta vẫn hay dùng để mở cho vong hồn người chết được siêu sanh tịnh độ. Và như thế kéo dài cho đến hết tháng hay hết năm khi gia chủ lập bàn thờ tại gia. Ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang lễ ở Hội An còn được thể hiện qua việc mua quan tài hay linh cữu cho người chết. Một chiếc quan tài bình thường thì trên bốn cạnh quan tài thường sẽ khắc những hình con cá, hay rồng hay hoa cúc. Nhưng hiện nay có một số người vẫn chọn mua những chiếc quan tài có khắc hình hoa sen, hình chữ Vạn hay hình vòng bánh xe luân hồi trên các cạnh của quan tài. Điều đó cho thấy họ vẫn muốn cho linh hồn của ông bà, người thân của mình về với đức Phật, về với cõi tây phương cực lạc.

Ở những gia đình không theo Đạo Phật nhưng do người quá cố hoặc gia chủ mến chuộng Đạo Phật nên họ thỉnh chư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh và tổ chức tang lễ giống như những tắn đồ theo Đạo Phật. Nhìn chung, tập tục ma chay tại Hội An chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nghi thức của Phật giáo và những tư tưởng của đức Phật về cái chết của con người.

-Cưới hỏi

Đối với phong tục cưới hỏi thì tầm ảnh hưởng của Phật giáo tỏ ra ắt ảnh hưởng hơn so với phong tục tang ma. Cưới hỏi là chuyện vui của hai bên gia đình và đôi bạn trẻ, nghi thức của hôn lễ cũng chỉ theo phong tục của dân gian xưa chứ không có gì là ảnh hưởng của Phật giáo. Tuy nhiên, vào ngày lễ trọng đại đó, các gia đình theo Phật thì trên bàn thờ Phật đều được trang hoàng hoa, quả và trà nước,

có thắp hương cầu nguyện cho đôi bạn trẻ sống trăm năm hạnh phúc. Cầu cho cuộc sống mới của họ được bình an và luôn được Phật pháp hộ trì, từ bi cứu độ.

Hiện nay, một số gia đình là tắn đồ Phật giáo thì trong gia đình nếu có đám cưới thì họ tổ chức lễ cưới ngay tại chùa để cùng các chư tăng ni và Phật pháp chứng minh cho hạnh phúc đôi lứa. Họ cầu mong hạnh phúc và phù hộ cho gia đình mới gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi và bình yên trong cuộc sống. Có những gia đình cũng theo Phật nhưng thay vì tổ chức tại chùa thì gia chủ thường mời hay thỉnh các vị chư tăng về dự đám cưới và họ bày mâm chay riêng để cho các tăng dùng trong ngày lễ đó. Điều đó, chứng tỏ trong thời kì nay, Phật giáo đã thật sự đi vào cuộc sống, tư tưởng và suy nghĩ của mọi người dân phố cổ.

Như vậy, Phật giáo đã thật sự khẳng định vai trò của mình trong đời sống văn hóa của cư dân nơi đây. Không dừng lại ở một tôn giáo hay triết học mà phổ biến như một lối sống. Đó là những ảnh hưởng của triết lý nhà Phật trong đời sống văn hóa, tắnh cách của người Hội An, văn hóa Hội An.

Phật giáo đã đến với cuộc đời, đã là nhịp thở của cuộc sống nên đã tô bồi cho đất nước một nền văn hóa có thể nói là sinh động hơn. Trong đó ca dao tục ngữ cũng mang chất vị của Phật giáo. Tuy nhiên, trong thời gian và điều kiện có hạn nên đề tài tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng tiêu biểu và quan trọng của Phật giáo đến đời sống của cư dân Hội An để có cái nhìn đúng đắn và rõ nét nhất.

Tóm lại, đạo Phật trong hơn hai ngàn năm nay đã chan hòa đời sống của mình trong đời sống của dân tộc nói chung. Ở Hội An tồn tại hơn 300 năm, Phật giáo cũng đã ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến tất cả mọi sinh hoạt của con người nơi đây. Tinh thần Phật giáo hiện diện từ kinh tế, triết lý đạo đức, giáo dục, tình cảm, nếp sống và nhiều giá trị to lớn khác.

hƣơng 3. P ƢƠN ƢỚN , Ả P ÁP P ÁT UY ẢN ƢỞN ỦA P ẬT ÁO ẾN Ờ SỐN VĂN ÓA Ƣ DÂN Ộ AN, QUẢN NAM 3.1. Ý nghĩa của việc phát huy ảnh hƣởng của văn hóa Phật giáo đến đời sống cƣ dân ội An, Quảng Nam

Từ khi được truyền vào đến nay, Phật giáo luôn là một tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân Hội An và có những đóng góp tắch cực trên nhiều lĩnh vực. Trong tương lai Phật giáo vẫn là tôn giáo dẫn lối và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của cư dân nơi đây. Vì vậy, Phật giáo tiếp tục thể hiện là tấm gương về trắ tuệ và đạo hạnh, là lực lượng đi đầu các hoạt động xã hội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Hội An. Điều đó cho thấy, việc phát huy ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)