Thu hút du khách qua hoạt động của một số lễ hội lớn

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 38)

1 .2 Thời kì các chúa Nguyễn

2.1.5.2. Thu hút du khách qua hoạt động của một số lễ hội lớn

Đóng góp vào sự phát triển du lịch của Phật giáo Hội An còn biểu hiện rõ nét qua một số lễ hội tiêu biểu như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan. Vào những dịp lễ các tắn đồ cũng như những người không theo đạo Phật và cả những du khách thập phương đến tham quan phố cổ rất đông. Họ cũng hòa cùng vào các hoạt động từ thiện, phóng sanh cầu hòa bình, văn nghệ, trình diễn xe hoaẦVăn hóa Phật giáo nói chung và văn hóa lễ hội Phật giáo nói riêng đã góp một phần quan trọng trong đời sống của cư dân Hội An. Chắnh những ngày lễ to lớn diễn ra của lễ hội sẽ làm cho du khách ở lại lâu hơn, sử dụng nhiều dịch vụ, hàng hóa của các cơ sở trong thành phố. Các hàng quán bán các vật dụng, hàng lưu niệm được mang bán nhiều hơn mọi ngày góp phần tăng thu nhập cho người dân. Hơn nữa, lễ hội Phật giáo cũng là những dịp lễ cúng, tế cho nên các cơ sở sản xuất các mặt hàng phục vụ cho ngày lễ cũng có cơ hội sản xuất nhiều hơn, tăng thêm thu nhập.

Ngoài việc tổ chức buổi lễ chắnh vào đúng ngày Rằm tháng tư, rằm tháng bảy Ban trị sự Phật giáo thành phố còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố, làm lễ phóng sinh, thả chim bồ câu cầu nguyện cho hòa bình của muôn loài. Buổi tối thả hoa đăng trên sông Thu Bồn, tổ chức văn nghệ chào mừng Phật đản, thuyết giảng Phật pháp thu hút hàng nghìn Tăng ni, phật tử và du khách thập phương tham dự. Hoạt động của lễ hội Phật giáo đã thu hút nhiều người tham gia từ

đó chắnh quyền và nhân dân địa phương có cơ hội quảng bá hình ảnh Hội An, văn hóa Hội An đến bạn bè quốc tế.

Lễ Phật đản năm 2012, tại Hội An đã diễn ra sự kiện thu hút đông đảo du khách tham gia đó là cán bộ chắnh quyền địa phương đã tổ chức chương trình gắn hoa hồng lên áo cho hầu hết các vị khách du lịch đang tham dự buổi lễ. Hoạt động đó đã làm cho du khách vô cùng thắch thú và họ như thể là người dân địa phương chứ không phải là một vị khách nữa. Vì vậy, ngày lễ đó thật sự là một ngày hội có ý nghĩa quan trọng và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi người dân phố cổ và cả khách du lịch.

Còn đối với người dân địa phương, các lễ hội thường diễn ra với các hoạt động như thả hoa đăng trên sông Hoài, lễ phóng sanh cầu hòa bình nên đó cũng là dịp để người dân bán các mặt hàng như hoa đăng, chim, cá, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ,ẦHọ vừa kiếm thêm thu nhập và cũng vừa tham gia lễ hội tại chắnh nơi mình đang sống. Họ còn có cơ hội hiểu biết hơn về văn hóa Phật giáo, văn hóa Hội An quê hương.

Tại các ngôi chùa lớn như Pháp Bảo, Chúc Thánh, Vạn Đức, Phước Lâm, Long Thuyền,Ầ lễ gắn hoa hồng lên áo ngày Vu Lan, thuyết giảng Phật pháp đã thu hút nhiều Phật tử. Trong đó có rất nhiều bạn trẻ và những người dân dù không theo đạo Phật cùng tham gia.

Văn hóa Hội An, con người Hội An không chỉ tồn tại những giá trị trong khu phố cổ, những làng nghề độc đáo, hệ ẩm thực phong phú mà còn là những lễ hội đặc sắc và vô cùng ý nghĩa của văn hóa Phật giáo nơi đây. Tinh thần đạo Phật hiện diện trong cuộc sống hằng ngày, mọi hoạt động trong mỗi gia đình, mỗi người.

Từ những ngày lễ của Phật giáo con người nhận thức được và hiểu được vai trò của các ngày lễ mà họ phát tâm tu học theo con đường thiện nguyện. Sống có đạo đức hơn và tư tưởng của họ cũng sẽ theo chiều hướng tốt hơn. Cứ thế, văn hóa các lễ hội từ đó mà thấm nhuần, ăn sâu vào đời sống hằng ngày của những người dân phố Hội. Làm cho con người ở đây, văn hóa ở đây mang những nét đặc sắc riêng có. Không ồn ào náo nhiệt, không xô bồ, hối hả như những nơi khác mà ở đó cái tĩnh lặng, hoài niệm hay chút rêu phong cổ kắnh vẫn tồn tại trong lòng một cảng

thị xưa. Đó chắnh là do ảnh hưởng to lớn của văn hóa Phật giáo nói chung và văn hóa lễ hội nói riêng.

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 38)